ClockThứ Tư, 04/10/2023 13:07

Đa dạng các hoạt động truyền thông bảo vệ trẻ em

TTH - Song song với hoạt động đồng hành, chăm lo, các chương trình truyền thông cộng đồng với nội dung và hình thức ngày càng đa dạng đã và đang thúc đẩy hiệu quả của công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Vui Trung thu cùng 1.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn Gắn kết và trao yêu thương để trẻ em phát triển toàn diệnTặng học bổng trị giá gần 140 triệu đồng tại chương trình “Vòng tay yêu thương”

Học sinh TP. Huế chia sẻ cảm nhận khi tham gia chương trình truyền thông về quyền trẻ em 

Làm cha mẹ đúng cách

Cứ dăm ba bữa, anh Tuấn (TP. Huế) lại mất kiên nhẫn với con. Phần vì trễ giờ làm, phần vì con của anh, cháu Ngọc T. mới vào lớp 1 hay mè nheo, không chịu ăn sáng. Vì thế, anh thường quát mắng, đôi khi còn dùng roi đánh đòn. Anh chia sẻ: “Thật sự tôi chẳng muốn làm vậy, nhưng công việc thì không thể đi trễ. Cháu ăn sáng rề rà, lúc lại đòi cái này, lúc lại đòi cái kia”.

Anh Tuấn không phải là trường hợp phụ huynh cá biệt thừa nhận từng dùng đòn roi hay la mắng để dạy dỗ con. Mới đây nhất, trong chia sẻ của mình tại chương trình Vòng tay yêu thương được tổ chức tại TP. Huế, bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em (BVQTE) Việt Nam, thông tin: “69% trẻ em cho biết đã từng bị bố mẹ xử phạt bằng hình thức như đánh, đấm, đạp, tát và 31,6% cha mẹ thừa nhận họ đã xử phạt con bằng hình thức bạo lực”.

Những con số trên cảnh báo một thực trạng đáng buồn. Đó là tư tưởng “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” vẫn còn hiện diện trong suy nghĩ của một số phụ huynh. Không chỉ thế, nhiều phụ huynh còn chẳng nhận ra rằng, việc sử dụng bạo lực để giáo dục trẻ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực và lâu dài đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của các em. Đáng nói hơn, đó còn là những hành vi vi phạm quyền trẻ em, vi phạm pháp luật.

Bởi thế, công tác truyền thông cộng đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho các bậc cha mẹ hiểu hơn về quyền của con em mình, đồng thời nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng đồng hành cùng trẻ, từ đó giảm thiểu những hành vi gây tổn hại cho trẻ em.

Đa dạng

Từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2023, thông qua các kênh của Hội BVQTE tỉnh, hơn 30 nghìn lượt trẻ em đã được hưởng lợi từ các chương trình, dự án hướng tới quyền trẻ em. Ngoài 60 buổi truyền thông phòng, chống bạo lực, xâm hại đối với trẻ em, những nội dung về quyền trẻ em, Luật Trẻ em cũng đã được tuyên truyền bằng nhiều phương cách hiệu quả, như các hội thi, trò chơi, tiểu phẩm, những phiên tòa giả định.

Anh Nguyễn Công Vũ, một phụ huynh tham gia hoạt động truyền thông chia sẻ: “Con gái tôi năm nay lên lớp 3, cháu nhỏ thì chưa đi học. Từ tiểu phẩm và phân tích của chuyên gia, tôi hiểu hơn về quyền trẻ em cũng như có thêm lời khuyên, cách thức để động viên và đồng hành cùng con. Những thông tin trên vô cùng bổ ích, giúp tôi và các phụ huynh khác có thêm cơ hội học hỏi để trở thành người cha, người mẹ tốt hơn”.

Chỉ tính riêng tháng 8 vừa qua, Hội BVQTE tỉnh đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động truyền thông khác nhau để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao hiểu biết về chính sách bảo vệ trẻ em cho trẻ em, các bậc phụ huynh cũng như cộng đồng. Bà Nguyễn Thị Thúy Hòa, Chủ tịch Hội BVQTE tỉnh cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp tổ chức tập huấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và những hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tập huấn về quyền trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em tại nhiều địa bàn khác nhau. Ngoài ra, hội thi Tìm hiểu kiến thức phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống xâm hại trẻ em cũng đã được tổ chức”.

Đại diện Hội BVQTE tỉnh cho biết thêm: “Trong thời gian tới, ngoài tiếp tục tổ chức các hoạt động truyền thông cộng đồng, Hội BVQTE tỉnh sẽ tích cực vận động để tiếp tục thành lập các chi hội tại địa phương. Đó sẽ là cánh tay nối dài để công tác truyền thông được thực hiện sâu sát và phù hợp tại mỗi địa bàn. Có như thế, hoạt động đồng hành, bảo vệ trẻ em mới ngày càng thiết thực và hiệu quả”.

Bài, ảnh: Mai Huế
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Ngày 19/7, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ, tổ chức truyền thông phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) cho các cơ sở gây nuôi ĐVHD.

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã
Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ

Hình thành thói quen “Sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật” trong đoàn viên, thanh niên thông qua tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là mục tiêu tổ chức Đoàn hướng đến trong giai đoạn hiện nay.

Đa dạng hình thức giáo dục pháp luật cho người trẻ
Khi bảo vệ môi trường thành thói quen

Ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn môi trường sống xanh - sạch - đẹp, các cấp hội phụ nữ huyện Quảng Điền đã xây dựng nhiều cách làm ý nghĩa, thiết thực, mang lại hiệu quả cao.

Khi bảo vệ môi trường thành thói quen

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top