ClockThứ Sáu, 24/04/2020 07:08

Đưa gói an sinh xã hội đến tay người dân nhanh nhất

TTH - Chính phủ ban hành Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với gói 62 nghìn tỷ đồng.

Gói an sinh xã hội: Hỗ trợ nhóm lao động tự do, khó mấy cũng phải làmGói an sinh xã hội phải sớm đến tay người dân

Ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở LĐTB-XH

Về đối tượng được hỗ trợ và mức hỗ trợ, ông Đặng Hữu Phúc, Giám đốc Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội (LĐTB-XH) cho biết: Trong Nghị quyết 42, có 7 đối tượng được thụ hưởng và theo từng mức hỗ trợ khác nhau.

Đối tượng 1 là người lao động (LĐ) làm việc theo chế độ hợp đồng phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng LĐ, nghỉ việc không lương từ 1 tháng trở lên do các doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn hợp đồng LĐ, nghỉ việc không lương, theo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1/4/2020 và không quá 3 tháng.

Đối tượng 2 là người sử dụng LĐ có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người LĐ trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người LĐ theo thời gian trả lương thực tế, nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.

Đối tượng 3 là hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1/4/2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng theo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.

Đối tượng 4 là người LĐ bị chấm dứt hợp đồng LĐ, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người LĐ không có giao kết hợp đồng LĐ bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hàng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng, áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6/2020.

Đối tượng 5 và 6 gồm: người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng.

Đối tượng 7 là hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019 được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng cho 3 đối tượng này là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả một lần.

Vậy, mức phân bổ gói hỗ trợ này cho Thừa Thiên Huế là bao nhiêu, thưa ông?

Hiện tại, Trung ương chưa có mức phân bổ nguồn hỗ trợ chính thức cho tỉnh, vì gói hỗ trợ này sẽ gồm 2 nguồn: Trung ương hỗ trợ 50% còn lại 50% chi từ nguồn ngân sách địa phương. Khi nào tỉnh tổng hợp xong tất cả các đối tượng cũng như tổng số tiền đã hỗ trợ thì Trung ương sẽ chi hỗ trợ 50% tổng chi phí đó.

Lao động tạm mất việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nằm trong nhóm đối tượng được hỗ trợ

Về phía tỉnh, chủ trương tạm cấp chi trả bước đầu như thế nào?

Thực hiện Chỉ thị 45 của Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, ngày 15/4, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 10 về việc tăng cường công tác quản lý, giám sát, thực hiện các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19; Quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 42 và Quyết định 1029 của UBND tỉnh về việc tạm cấp đợt 1 kinh phí hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, kinh phí tạm cấp trong đợt này là 173 tỷ đồng, được bổ sung về cho ngân sách các huyện, thị xã và TP. Huế để thực hiện.

Theo tinh thần Nghị quyết 42 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã có bước chuẩn bị cũng như kế hoạch triển khai?

Theo quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 42 của tỉnh, Sở LĐTB-XH được phân công làm đơn vị đầu mối thường trực. Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp đưa các gói hỗ trợ này đến tận tay người dân một cách nhanh nhất, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, tham nhũng, tiêu cực.

Ông có thể nói rõ lộ trình, phương thức thực hiện?

Chúng tôi đang chờ văn bản hướng dẫn cụ thể của Trung ương để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ. Chẳng hạn như: điều kiện hỗ trợ, thời gian, phương thức hỗ trợ, hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện các chính sách hỗ trợ. Sau khi có hướng dẫn của Bộ LĐTB-XH, sở khẩn trương tham mưu với UBND tỉnh triển khai hướng dẫn đến từng người dân, DN và các đối tượng được hỗ trợ để thực hiện gấp rút ngay trong cuối tháng 4 và đầu tháng 5.

Trước mắt ưu tiên hỗ trợ ngay khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ LĐTB-XH cho 3 nhóm đối tượng, gồm: người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội và hộ nghèo, hộ cận nghèo. Sở đã đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố khẩn trương rà soát, xác định danh sách các đối tượng được hưởng hỗ trợ theo 3 nhóm đối tượng nêu trên; đồng thời loại trừ đối tượng trùng hưởng từ 2 chính sách trở lên, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, tiêu cực.

Khi xác định được đối tượng nào thì chi trả ngay, theo phương thức "cuốn chiếu". Đồng thời, tiếp tục rà soát để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng còn lại theo Nghị quyết 42.

Ngoài thực hiện theo quy định cụ thể, Sở LĐTB-XH sẽ lưu ý các đề xuất của các địa phương đối với các đối tượng có tính đặc thù gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn, để tham mưu có các hỗ trợ kịp thời, đảm bảo không để xảy ra trường hợp người dân nào bị thiếu đói.

HOÀI THƯƠNG (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Yêu thương & tâm huyết

Sự tôn vinh, kính trọng của xã hội và tình cảm thân thương thầy – trò là niềm hạnh phúc giúp cho các thầy, cô giáo vượt qua bao áp lực để làm tốt nhiệm vụ “gieo con chữ”.

Yêu thương  tâm huyết
Bước chân không mỏi

Ngoài công việc của một cán bộ hội, hơn 10 năm qua chị Võ Cẩm Thành, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Phú Xuân (Phú Vang) là một trong những nhân viên thu tiêu biểu trong phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.

Bước chân không mỏi
Phát huy thế mạnh nhân viên thu

Được mệnh danh là “cánh tay nối dài” của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), đội ngũ nhân viên thu là những người góp phần quan trọng trong việc đưa các chính sách bảo hiểm đến gần hơn với người dân, góp sức đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Phát huy thế mạnh nhân viên thu
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số

TIN MỚI

Return to top