ClockThứ Tư, 24/04/2019 15:50

Giảm nghèo bền vững ở A Lưới: Trao “cần câu” thay vì “xâu cá”

TTH.VN - Chiều 24/4, Đoàn giám sát của Quốc hội do Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Chí Tài làm trưởng đoàn có buổi làm việc với huyện A Lưới về thực hiện chính sách, pháp luật trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Cần quan tâm đến các giải pháp giảm nghèo bền vững ở Nam ĐôngTỷ lệ hộ nghèo hội viên mù giảm mạnh sau hơn 25 nămTân Chủ tịch WB: Tập trung vào đói nghèo là vấn đề cấp báchADB thúc đẩy quản trị nhà nước và chống lại tham nhũng ở châu Á – Thái Bình DươngBàn giải pháp giúp xã Hồng Trung, huyện A Lưới giảm nghèoCú hích cho người nghèo

Giới thiệu các món ăn truyền thống tại điểm du lịch sinh thái Hồng Hạ- A Lưới

Báo cáo của UBND huyện A Lưới, đến cuối năm 2018, toàn huyện có 2.892 hộ nghèo, chiếm 21,5%, hộ cận nghèo 1.803 hộ, chiếm 13,4%, trung bình mỗi năm giảm 4,5% hộ nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các xã đặc biệt khó khăn được nâng lên, người dân đã có ý thức trong việc tăng gia sản xuất, xây dựng các mô hình vươn lên thoát nghèo.

Có được những kết quả trên do huyện đã huy động được nguồn lực sử dụng thực hiện chương trình giảm nghèo; giai đoạn 2012-2015 đã bố trí hơn 430 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2018 đã bố trí 142 tỷ đồng cho giảm nghèo bền vững. Có nhiều giải pháp hỗ trợ hộ nghèo vươn lên như: vốn vay, học nghề, tạo việc làm, xã hội hóa các nguồn lực giảm nghèo…

Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Mạnh Hùng đề đạt các ý kiến tại buổi giám sát

Huyện A Lưới đề xuất cần đầu tư mạnh cho hộ nghèo, có chính sách thu hút lao động nông thôn là hộ nghèo tham gia làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp và đẩy mạnh xuát khẩu lao động. Tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo, hộ vùng sâu vùng xa về bảo hiểm y tế, học nghề và các chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ có công với cách mạng.

Phát biểu kết luận, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Nguyễn Chí Tài cho rằng, mặc dầu có nhiều chuyển biến trong công tác giảm nghèo nhưng tỉ lệ hộ nghèo ở A Lưới giảm còn chậm. Để giảm nghèo bền vững, ông Nguyễn Chí Tài cho rằng huyện cần thay đổi phương thức sản xuất, duy trì và nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững.

Về cách thức hỗ trợ cũng cần thay đổi tư duy, thay vì cho “xâu cá” hãy hỗ trợ “cần câu”, đặc biệt là tuyên truyền, vận động người dân mạnh dạn tổ chức sản xuất vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại các nguồn hỗ trợ của nhà nước.

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
Return to top