ClockThứ Tư, 06/07/2016 09:51

Giúp ngư dân 4 tỉnh bị ảnh hưởng từ Formosa

Bộ LĐ-TB&XH sẽ triển khai công tác dạy nghề, xuất khẩu lao động, việc làm và sinh kế cho ngư dân.

Liên quan đến kế hoạch hỗ trợ ngư dân 4 tỉnh miền Trung gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng do tác động môi trường từ công ty Formosa, chiều 5/7, tại Hà Nội, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đã có trao đổi với báo giới về vấn đề này.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp

Trước đó, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã đến khảo sát làm việc với hai tỉnh là Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị, dự kiến sẽ tiếp tục làm việc với Quảng Bình, Hà Tĩnh để có giải pháp tổng thể hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường nghiêm trọng này. Trong các buổi làm việc với các tỉnh, vấn đề sinh kế của người dân luôn được đặt lên hàng đầu. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng thống nhất với các tỉnh cần có đề án tổng thể về dạy nghề, việc làm, xuất khẩu lao động.

Trước hết về xuất khẩu lao động, theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, hiện nay có một số chương trình với chi phí thấp do Bộ trực tiếp triển khai, một số chương trình do các doanh nghiệp triển khai. Bộ trưởng có hứa các chương trình nào do Bộ triển khai với chi phí thấp sẽ hỗ trợ cho người dân vùng bị ảnh hưởng.

Chương trình EPS đi Hàn Quốc mới ký kết lại từ đầu tháng 5/2016. Chương trình này năm nay chỉ có 3.500 chỉ tiêu nhưng sẽ dành ưu tiên cho những huyện ven biển bị ảnh hưởng. Một số huyện hiện đang có tỷ lệ cư trú bất hợp pháp cao cũng nằm trong những tỉnh bị ảnh hưởng thì trước mắt Bộ sẽ dỡ bỏ lệnh hạn chế cho lao động các vùng này được tham gia.

Thứ hai là chương trình IM Japan (Nhật Bản) cũng có chi phí rất thấp, những người lao động tham gia chương trình này nếu có đủ điều kiện về sức khỏe, ngoại ngữ sẽ được học trong vòng 6 tháng, tất cả chi phí do Tổ chức IM Japan chi trả. Lương làm việc tại Nhật khoảng 800-1000/tháng. Mỗi một năm làm việc trước khi về nước được tổ chức IM Japan hỗ trợ 2000 USD/năm, ba năm là 6000 USD.

“Chương trình này hiện nay đang chia đều cho các địa phương nhưng sắp tới Bộ có thể ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng của đợt cá chết vừa rồi” – Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nói.

Ngoài ra, Bộ còn triển khai Chương trình đưa điều dưỡng viên đi Nhật và đi Đức. Thứ trưởng nhấn mạnh “Như vậy, 4 chương trình lớn mà Bộ đang triển khai thì sẽ ưu tiên cho các huyện bị ảnh hưởng”.

Đối với Hàn Quốc, ngoài Chương trình EPS thì còn có chương trình tàu cá gần bờ, năm nay có khoảng 600 người đi Hàn Quốc được phân bổ cho 8 doanh nghiệp đang làm. Bộ sẽ yêu cầu 8 doanh nghiệp tập trung hỗ trợ 4 tỉnh miền Trung và giao cho Trưởng ban quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc đàm phán với đối tác.

Chương trình tàu cá gần bờ với Đài Loan, hiện Bộ đang triển khai tuyển dụng trực tiếp không qua môi giới, thông qua doanh nghiệp để giảm thiểu chi phí cho người lao động. Bộ sẽ yêu cầu Trưởng Ban quản lý tại Đài Loan làm việc với các đối tác tăng quota để đưa lao động sang làm việc với điều kiện người lao động đáp ứng các điều kiện về mặt sức khỏe, có mong muốn đi làm việc tại đó.

“Chúng tôi cũng có nghe một số Trưởng Ban lao động, Quản lý lao động tại một số nước báo cáo, tại nhiều nước có chương trình nuôi trồng thủy hải sản, thu nhập khá ổn và chỉ đạo có thể bàn với các đối tác. Ước tính sơ bộ thì hiện nay có khoảng 263.000 lao động đang bị ảnh hưởng bởi sự cố Fomosa gây ra. Trong đó, 100 nghìn lao động bị ảnh hưởng trực tiếp, 163 ngàn lao động bị ảnh hưởng gián tiếp. Mong muốn của chúng tôi là không phải chuyển đổi toàn bộ số lao động này sang nghề khác, bởi những người dân ở vùng biển phải sống được từ nguồn lợi từ biển, sinh kế từ biển. Có thể trong thời gian trước mắt, 1 vài năm làm công việc tương tự tại vùng biển khác sau đó sẽ quay trở lại”- Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết thêm.

Ngoài các chương trình nêu trên, thỏa thuận hợp tác giữa Việt Nam và Thái Lan đã được ký kết. Phía Thái Lan thông báo cho Việt Nam từ 1/7 sẽ chính thức tiếp nhận lao động Việt Nam ở nghề cá (đánh bắt gần bờ) và xây dựng trước khi mở rộng sang ngành nghề khác.

Các số liệu cho thấy lao động 4 tỉnh này thì số lao động nhiều nhất ở Thái Lan, nếu những người lao động ở vùng này bị ảnh hưởng thì Bộ cũng sẵn sàng giao cho các đơn vị chức năng hỗ trợ để tìm kiếm công việc tại Thái Lan. Điểm lợi khi lao động làm việc tại Thái Lan là gần, chi phí thấp, phía Bộ lao động Thái lan cũng cam kết không có chi phí môi giới. Về phía Bộ LĐ-TB&XH cũng chỉ đạo 6 doanh nghiệp hiện đang làm thí điểm và 4 Trung tâm dịch vụ việc làm hạn chế chi phí thấp nhất với điều kiện người lao động mong muốn tham gia.

Về mặt chính sách, chúng tôi cũng sẽ trình Chính phủ cho phép những lao động nào thuộc hộ nghèo bị ảnh hưởng thì áp dụng cơ chế miễn phí đào tạo giáo dục định hướng, đào tạo ngoại ngữ, được hỗ trợ tiền ăn, ở, cấp tiền đi lại trong thời gian đi học...

Đối với những lao động khác không thuộc hộ nghèo thì chúng tôi cũng có thể đề nghị áp dụng như Nghị quyết 61 năm 2015 đối với lao động bị thu hồi đất.

Trong cuộc làm việc ngày 4/7 với Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng cần 2 nhóm giải pháp để triển khai.

Thứ nhất, đối với số lao động hiện nay đang đánh bắt gần bờ chuyển sang đánh bắt xa bờ thì đào tạo như thế nào, cho vay vốn ra sao do Bộ NN&PTNN sẽ chịu trách nhiệm.

Thứ hai, về sinh kế và những mặt khác như: dạy nghề, xuất khẩu lao động, việc làm thì do Bộ LĐ-TB&XH sẽ triển khai.

Được biết, Bộ NN&PTNT cũng đang dự kiến trình Chính phủ cho phép các hộ dân được vay vốn, hỗ trợ lãi suất và cải tạo máy, tăng công suất... và những chính sách đó sẽ được hỗ trợ.

Nhưng mấu chốt vấn đề, theo ông Doãn Mậu Diệp: “Ngư dân thì phải sống được nhờ biển, sinh kế từ biển. Việc chuyển đổi hoàn toàn, tất cả những người dân bị ảnh hưởng sang nghề khác có lẽ là câu chuyện không khả thi và cũng không nên làm. Chúng tôi sẽ khai thác với các đối tác có thể chuyển những người đang bị ảnh hưởng đánh bắt gần bờ có thể chuyển sang vùng biển khác. Đến khi nào vùng biển miền Trung trở lại bình thường thì họ có quay trở lại sống bám biển”.

Cũng theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, không phải tất cả những người dân bị mất sinh kế đều chuyển sang làm cho các doanh nghiệp. Họ có thể có việc làm khác. “Trách nhiệm của Sở LĐ-TB&XH địa phương cũng phải nghiên cứu các phương án đào tạo việc làm phù hợp với điều kiện, người lao động tại đó”.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội

Tuyển công nhân đóng gói tại Hà Nội đang thu hút sự chú ý của người lao động, với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong bối cảnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần bổ sung hàng ngàn lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu thị trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại thủ đô

Hàng nghìn cơ hội việc làm công nhân đóng gói tại Hà Nội
Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

Ngày 15/11, Trường đại học Phú Xuân, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sự kiện “PXUni Job Festival 2024” với sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến hơn 500 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên và người lao động.

Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động
Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng cao kỷ lục

Một báo cáo chung về năng lượng tái tạo và việc làm năm 2024 vừa được Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố cho thấy, số lượng việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã chứng kiến mức tăng lớn nhất từ trước đến nay trong năm 2023, tăng lên 16,2 triệu việc làm từ mức 13,7 triệu của năm 2022. Mức tăng 18% này phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực năng lượng tái tạo, bao gồm cả sự gia tăng về công suất phát điện và các hoạt động sản xuất thiết bị.

Việc làm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tăng cao kỷ lục
Return to top