ClockThứ Tư, 05/07/2023 13:42

Hơn 72.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 6 tháng đầu năm

Chỉ trong 6 tháng, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt 65,72% kế hoạch năm 2023 là xuất khẩu lao động đạt 110.000 lao động. Nhật Bản tiếp tục là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản – Con đường khởi nghiệp mới dành cho giới trẻĐòn bẩy từ xuất khẩu lao độngKý kết hợp tác chiến lược ba bên đưa lao động đi làm việc tại Nhật BảnXuất khẩu lao động không đơn thuần để thoát nghèoXuất khẩu lao động trái phép: Lời đường mật cay đắng

leftcenterrightdel
Lao động Việt Nam làm thủ tục sang Hàn Quốc làm việc  

Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 72.294 lao động đạt gấp hơn 1,55 lần so với cùng kỳ năm ngoái (6 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 46.578 lao động).

Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt 65,72% kế hoạch năm 2023 là xuất khẩu lao động đạt 110.000 lao động.

Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất với 34.508 lao động, tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc) 31.538 lao động, Hàn Quốc 1.608 lao động, Trung Quốc 902 lao động, Singapore 727 lao động nam, Hungari 712 lao động, Romania 469 lao động và các thị trường khác.

Chỉ riêng trong tháng 6, có 12.649 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Nhật Bản tiếp nhận 5.995 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) 5.337 lao động, Hàn Quốc 398 lao động, Trung Quốc 173 lao động nam, Ba Lan 153 lao động, Hungari 143 lao động, Singapore 83 lao động nam, Liên bang Nga: 78 lao động nam, Malaysia: 60 lao động, Hongkong 54 lao động nam và các thị trường khác. 

Ngay trong tháng 6, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung Sik đã ký và trao Bản Ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS).

Đối với người lao động Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường có thu nhập cao, gần gũi về văn hóa nên thu hút nhiều lao động lựa chọn sang làm việc. Thu nhập bình quân của người lao động từ 1.500 - 2.000 USD/tháng. Chương trình EPS mang lại nhiều việc làm có thu nhập cao cho người lao động Việt Nam cũng như đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năng suất lao động gặp rủi ro khi xảy ra nắng nóng

Bất cứ ai phải đi làm trong ngày hè nắng nóng đều cảm thấy mệt mỏi. Chức năng não chậm lại, việc đi lại khó chịu hơn và đối với những người làm việc ngoài trời, việc giữ an toàn đơn giản đã trở thành thách thức. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại sẽ tạo ra tác động liên quan đến nhiệt đối với năng suất của người lao động, điều này càng trở nên rõ rệt hơn khi biến đổi khí hậu gây ra những đợt sóng nhiệt dữ dội hơn.

Năng suất lao động gặp rủi ro khi xảy ra nắng nóng
Mở lối cho lao động khi doanh nghiệp phá sản

Đề xuất của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tại nghị trường Quốc hội trong những ngày qua về xóa nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với người lao động do doanh nghiệp phá sản được người lao động quan tâm. Họ hy vọng, sau bao năm mòn mỏi với điệp khúc khởi kiện doanh nghiệp để đòi nợ, nhưng quyền lợi vẫn chưa được đảm bảo.

Mở lối cho lao động khi doanh nghiệp phá sản
XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG, ĐỊNH CƯ BẤT HỢP PHÁP:
Hậu quả lớn và nhiều hệ lụy

Mới đây, lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh đã đấu tranh, phát hiện, bắt giữ 2 đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng việc, tìm cách đưa người đi qua Mỹ để đi lao động nước ngoài (LĐNN), định cư trái phép, chiếm đoạt số tiền 1,7 tỷ đồng.

Hậu quả lớn và nhiều hệ lụy
“Thua kiện” do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

TAND TP. Huế vừa xét xử vụ án “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động”; tuyên bố người sử dụng lao động “thua kiện”. Đây là “lời nhắc nhở” việc tuân thủ các quy định của pháp luật để được pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc do kiện tụng kéo dài.

“Thua kiện” do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

TIN MỚI

Return to top