ClockThứ Năm, 02/06/2022 09:30

Quan tâm đặc biệt đến trẻ em hậu COVID-19

Sau dịch COVID-19, những nguy cơ mất an toàn đối với trẻ em như trầm cảm học đường, bạo lực gia đình, đắm chìm trong không gian mạng internet… tăng dần tới mức báo động đỏ. Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ em luôn là trăn trở của toàn xã hội.

Chuyên gia khuyến cáo bảo vệ sức khỏe trẻ em hậu COVID-19Tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19UNICEF: 168 triệu học sinh trên toàn cầu không thể đến trường trong gần 1 năm qua vì COVID-19Tổng Thư ký LHQ: COVID-19 ảnh hưởng đến sự tiến bộ của phụ nữ và trẻ em gái

Đối diện nhiều nguy cơ 

Vấn đề đặt ra lớn nhất đối với trẻ em, học sinh sau COVID-19 là những nguy cơ về tâm lý. Theo ông Doãn Hồng Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Sau thời gian COVID-19, tỷ lệ học sinh cần tư vấn tâm lý gia tăng. Giãn cách xã hội; suy giảm kinh tế, bố mẹ mất việc làm, không có thu nhập; sự gián đoạn đối với các thói quen trước đây, chuyển từ hình thức học tập trực tiếp sang trực tuyến, ngắt quãng mối quan hệ bạn bè, thầy cô… là những yếu tố rủi ro xảy ra trong thời kì COVID-19, từ đó dẫn đến những khó khăn, khủng hoảng tâm lý của nhiều học sinh”.

Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 có chủ đề “Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em”. Ảnh: BA

Nguy cơ tiếp theo mà các em phải chịu là những biểu hiện bạo lực (trực tiếp và gián tiếp) từ gia đình. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), dù có thể không bị trực tiếp lạm dụng về thể xác, nhưng việc phải chứng kiến bạo lực gia đình cũng gây ra những chấn thương trong não bộ của trẻ. Có trẻ phải chứng kiến hành vi bạo lực thân thể hay lạm dụng tình dục; phải nghe những lời lẽ đe dọa, âm thanh của hành động bạo lực; phải nhìn thấy hậu quả của bạo lực là máu, vết bầm tím hay các vật dụng bị đập vỡ, xé vụn; nhận thức được không khí căng thẳng trong gia đình... Sự ám ảnh đeo đẳng suốt cuộc đời của các em. Đã có nhiều trường hợp các em bị rối nhiễu tâm trí - tổn thương nghiêm trọng sức khỏe tâm thần. Vấn đề tiếp theo mà trẻ em đối mặt là an toàn trên không gian mạng internet.

Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng, thống kê trong thời gian dịch bệnh COVID-19 lên đỉnh điểm, tỉ lệ các cuộc tấn công mạng vào lĩnh vực giáo dục tăng cao nhất, chiếm khoảng 61% số cuộc tấn công mạng. Hiện tượng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cũng trở thành vấn đề đáng báo động. Ngoài ra, một bộ phận trẻ em mất cha, mẹ sau đại dịch COVID-19 cần sự hỗ trợ từ nhiều phía để các em vững tâm.

Cùng lên tiếng 

Theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), hiện tại, trẻ em sớm được tuyên truyền về kỹ năng tổ chức một môi trường sống an toàn. Các bậc phụ huynh cũng cập nhật các kiến thức kỹ năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Những hệ lụy như phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại tình dục cần có kỹ năng và sự chung tay của cả cộng đồng, chính quyền và gia đình. Đó cũng chính là tinh thần trong thông điệp của Tháng hành động vì trẻ em “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”.

Về phía Bộ GD&ĐT, ông Doãn Hồng Hà cho biết, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục rà soát, nắm bắt các trường hợp học sinh có nguy cơ biểu hiện về sức khỏe tâm thần, có nhu cầu tư vấn tâm lý để có những biện pháp can thiệp kịp thời. Đồng thời, Bộ đẩy mạnh các biện pháp thực hiện tư vấn tâm lý học đường, tiến tới xây dựng hệ thống phòng tư vấn tâm lý học đường đạt chuẩn.

Chẳng hạn, tại Hà Nội, các giáo viên được hướng dẫn tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo hình thức “chơi mà học, học bằng chơi”, phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế; chú trọng dạy trẻ bảo vệ an toàn bản thân, kỹ năng tự phục vụ, vệ sinh phòng, chống dịch bệnh. Phát huy hiệu quả hoạt động các điểm tư vấn, phòng tham vấn học đường; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng về việc chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống tai nạn giao thông, tai nạn rơi, ngã tại các khu chung cư, nhà cao tầng...

Mùa hè đã tới, sau gần 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đây là quãng thời gian cần tận dụng để góp phần chăm sóc trẻ em bằng những hoạt động ngoại khoá bổ ích.

Theo bà Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, Hội đồng Đội Trung ương đẩy mạnh các hoạt động của Nhà thiếu nhi năm 2022. Các phương thức đào tạo bồi dưỡng năng khiếu và phát triển kỹ năng cho trẻ em được linh hoạt hơn; các phương thức đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cũng đa dạng hơn. Đặc biệt, các hoạt động trang bị kỹ năng thực hành xã hội, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em… được tăng cường.

Mỗi nhà thiếu nhi cấp tỉnh cũng nhận hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất 150 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Mỗi nhà thiếu nhi cấp huyện hỗ trợ ít nhất 70 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Mỗi đơn vị nhà thiếu nhi cấp tỉnh hoặc cấp huyện trao tặng mới hoặc hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa ít nhất 1 điểm sinh hoạt, vui chơi cho thiếu nhi tại xã, phường, thị trấn với mức đầu tư tối thiểu  10 triệu đồng.

Hội đồng Đội các địa phương cũng thực hiện kết nghĩa giữa các nhà thiếu nhi có điều kiện với các đơn vị khó khăn thông qua việc chuyển giao các mô hình hoạt động, sân chơi cho thiếu nhi, trao tặng tủ sách, tư viện, phòng đọc, bể bơi di động, tài liệu giảng dạy kỹ năng, năng khiếu... Mở rộng các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, giải trí giao lưu văn hoá văn nghệ đến những nơi chưa có Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi, thường xuyên tổ chức các hoạt động biểu diễn văn hoá, văn nghệ miễn phí, miễn giảm hoc phí các lớp năng khiếu, tặng vé xem phim, vé bơi lội, vui chơi dành cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn...

Đầu tháng 6/2021, lần đầu tiên tại nước ta, một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đó là chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021- 2025”, hướng tới mục tiêu bảo vệ bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật.

Triển khai chương trình này, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ TT&TT đã thành lập mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với sự tham gia của các đơn vị chức năng thuộc các Bộ: TT&TT, Công an, GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và nhiều tổ chức liên quan nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Trong đó, Cục An toàn thông tin là cơ quan điều phối. 

Theo Báo Tin Tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh

Ngày 23/12, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn công tác y tế trường học, Bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh năm học 2024-2025.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top