Thế giới

Chuyên gia khuyến cáo bảo vệ sức khỏe trẻ em hậu COVID-19

ClockThứ Năm, 24/02/2022 12:58
Mặc dù nhiều số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến thể Omicron ít nghiêm trọng hơn đối với trẻ em, nhưng rủi ro với nhóm đối tượng này là không thể loại trừ, đặc biệt là hội chứng COVID kéo dài và hội chứng dễ viêm nhiễm. Vì vậy, các chuyên gia y tế kêu gọi ưu tiên sức khỏe của trẻ em.

COVID-19 là mối đe dọa lớn nhất đối với trẻ em trong lịch sử 75 năm của UNICEFAnh tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều thấp cho trẻ từ 5-11 tuổi

Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Báo cáo của Viện Robert Koch (RKI) cho biết làn sóng dịch COVID-19 do biến thể Omicron gây ra ở Đức đã vượt qua đỉnh, với tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất kể từ đầu dịch, gần 1.500 ca/100.000 người và tỷ lệ mắc ở trẻ em là hơn 3.000 ca/100.000 trẻ em.

Nghiên cứu và theo dõi về sự lây nhiễm đối với trẻ em và thanh thiếu niên, hai chuyên gia dịch tễ của Đức là bác sĩ cấp cao về chăm sóc nhi khoa tại Bệnh viện Đại học ở Dresden, ông Jakob Armann và Giám đốc khoa nhi và thanh thiếu niên tại Bệnh viện Đại học Cologne, ông Jorg Dotsch, cho biết biến thể Omicron đã gây ra làn sóng gia tăng mạnh về số lượng nhưng tỷ lệ nặng phải nhập viện thì không cao.

Mặc dù vậy, các bậc cha mẹ vẫn lo ngại về những tác động tức thì cũng như ảnh hưởng lâu dài của COVID-19, trong đó có cả hội chứng viêm đa hệ trẻ em (PIMS) sau khi mắc COVID-19. Theo các chuyên gia y tế, thông thường, PIMS xảy ra từ 3 đến 6 tuần sau khi mắc COVID-19. Các triệu chứng có thể có như sốt cao đột ngột, mệt mỏi và đau khớp.

Ông Dotsch cho biết trẻ em có các triệu chứng như vậy, ngay cả khi mắc COVID-19 không có triệu chứng hoặc thậm chí không được phát hiện, nên đi khám ngay lập tức. Nếu được điều trị kịp thời, PIMS không phải là vấn đề đáng lo ngại và nguy cơ diễn biến nặng là thấp.

Theo thống kê của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, tiêm chủng bằng vaccine của BioNTech-Pfizer có thể đạt hiệu quả chống lại hội chứng PIMS tới 91% ở trẻ từ 12 đến 18 tuổi. Vì vậy, ông Dotsch kêu gọi tất cả các gia đình có trẻ em hoặc thanh thiếu niên trên 12 tuổi nên tiêm chủng, điều này phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban thường trực về tiêm chủng của Đức (Stiko). Đối với trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, Stiko cũng cho phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 nếu các gia đình có nguyện vọng. Bác sĩ Armann cho biết bất cứ đối tượng nào từ 5 tuổi trở lên cũng có thể tiêm vaccine. Theo ông, trẻ em từ 5 đến 11 tuổi thậm chí dung nạp vaccine tốt hơn so với tuổi vị thành niên, vì vậy không nên quá lo lắng.

Tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chỉ định các thành viên của Ủy ban tư vấn cho chính phủ về các biện pháp chống dịch. Ủy ban mới được thành lập, gồm các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực như dịch tễ học, virus học, xã hội học và tâm lý học, đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách dành ưu tiên hàng đầu cho lợi ích của trẻ em.

Theo các chuyên gia trên, vì nhiều lý do khác nhau, đại dịch COVID-19 đã gây ra gánh nặng quá lớn cho trẻ em và thanh thiếu niên. Không chỉ là lây nhiễm, với các hội chứng như PIMS hoặc COVID kéo dài, mà những gánh nặng tiềm ẩn từ những tác động gián tiếp của đại dịch như phong tỏa; các vấn đề gia đình như căng thẳng, sợ hãi, bệnh tật, tử vong hoặc mất kế sinh nhai, mất tương tác xã hội... Các chuyên cho rằng cần phải kết hợp một cách thận trọng giữa kiểm soát tình trạng lây nhiễm và các biện pháp ổn định tâm lý xã hội, thích ứng với tình hình cụ thể.

Theo Baotintuc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Return to top