ClockThứ Sáu, 06/03/2020 18:55

Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội về quản trị quyền trẻ em

TTH.VN - Ngày 6/3, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD, Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Huế) cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phê duyệt dự án “Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội (CSOs) về quản trị Quyền trẻ em giai đoạn II” do đơn vị này xây dựng, thực hiện.

LHQ: Cần làm nhiều hơn nữa để bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang“Trẻ em - Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội”Giúp trẻ hiểu rõ hơn về quyền & bổn phận

Dự án hướng đến thay đổi hướng đến chấm dứt bạo lực đối với trẻ em 

Theo đó, dự án dự kiến sẽ được thực hiện từ trong giai đoạn năm 2020-2021 với sự tài trợ của tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế (SCI), tổng kinh phí hơn 4,8 tỷ đồng và được thực hiện tại 5 tỉnh, thành phố miền Trung gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam.

Dự án hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian đối thoại và hỗ trợ cùng Chính phủ, góp phần thực hiện các khuyến nghị được nêu trong kết luận của Ủy ban về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc về thực thi Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em.

Dự án bao gồm 4 cấu phần chính: Nâng cao năng lực cho các tổ chức xã hội; Nâng cao nhận thức và năng lực cho cha mẹ, người làm công tác xã hội, giáo viên và trẻ em về những vấn đề liên quan đến phòng chống trừng phạt thể chất và tinh thần; Tăng cường thực thi quyền trẻ em; Tăng cường sự kết nối, chia sẻ thông tin giữa các thành viên nhóm hợp tác thúc đẩy quản trị quyền trẻ em.

CRD mong muốn thông qua hợp phần dự án này làm một nhân tố thúc đẩy tạo nên sự thay đổi hướng đến chấm dứt bạo lực đối với trẻ em tại miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung...

Tin, ảnh: Thùy Linh - Trần Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng kịch bản tăng trưởng quý III và 6 tháng cuối năm

Báo cáo kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh tại phiên họp thường kỳ tháng 6 diễn ra sáng 26/6 đã chỉ ra nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng đã có bước tăng trưởng tích cực, đặc biệt, 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân ước đạt 6,01%, xếp thứ 10/14 các tỉnh/thành Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung, xếp thứ 36/63 tỉnh/thành cả nước.

Xây dựng kịch bản tăng trưởng quý III và 6 tháng cuối năm
Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

Sáng 25/6, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Công tác xã hội (CTXH) và Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh phối hợp tổ chức ngày hội Trẻ em và gia đình năm 2024 với chủ đề “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương - Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em”.

Dành mọi điều tốt đẹp nhất cho trẻ em
Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi

Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chiếm tỷ lệ 18% so với toàn tỉnh 8,1%, đặt ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng dân số. Các ban, ngành đang nỗ lực tổ chức nhiều kế hoạch, chương trình nhằm cải thiện thể trạng cho nhóm trẻ này.

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi
Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em

Không riêng Thừa Thiên Huế, hiện vẫn còn nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các em thuộc gia đình nghèo còn thiếu thốn. Các em không có những phòng học khang trang, không có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em
Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em

Bằng cách đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh giúp các thành viên Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao kiến thức Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và Công ước Quyền Trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; từ đó góp phần giáo dục toàn diện, tăng cường kỹ năng sống cho các em.

Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em

TIN MỚI

Return to top