ClockThứ Hai, 10/06/2024 10:56

Thay đổi về chính sách bảo hiểm y tế từ 1/7: Người dân hưởng lợi

TTH - Xuất phát từ sự điều chỉnh trong cải cách tiền lương cơ sở, từ ngày 1/7 sẽ có nhiều thay đổi đối với chính sách bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó người tham gia BHYT là đối tượng được hưởng lợi từ chính sách này.

4 thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế có hiệu lực từ 1/7Tổ chức gian hàng tuyên truyền chính sách bảo hiểm tại thị xã Hương TràKý kết quy chế phối hợp thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm

 Tuyên truyền chính sách BHYT đến với người dân tộc thiểu số ở Nam Đông

Thay đổi đầu tiên đó là thẻ BHYT được tích hợp vào thẻ căn cước (TCC). Theo đó, thông tin thẻ BHYT sẽ được tích hợp theo đề nghị của công dân vào TCC cấp từ ngày 1/7. Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào TCC có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác. Khi tích hợp thông tin thẻ BHYT vào TCC, người dân có thể dùng thẻ căn cước để khám, chữa bệnh (KCB) và thực hiện các thủ tục về BHYT.

Cùng với việc tích hợp thẻ BHYT vào TCC, từ 1/7 cũng thay đổi mức đóng BHYT hộ gia đình, học sinh - sinh viên. Theo đó, mức đóng BHYT hộ gia đình theo tháng được tính theo hình thức có lợi cho người tham gia, trong đó người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Đối với học sinh, sinh viên mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Một thay đổi quan trọng nữa đó là mức đóng BHYT, mức hưởng chi phí KCB sẽ thay đổi theo việc thay đổi chính sách tiền lương. Hiện, mức đóng BHYT được tính theo mức lương cơ sở; người có thẻ BHYT khi đi KCB mà chi phí KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở thì được BHYT trả 100% chi phí KCB theo quy định.

Thay đổi cuối cùng từ 1/7 đó là thêm đối tượng được hỗ trợ tiền đóng BHYT. Theo đó, từ 1/7 đã bổ sung người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT, được hưởng tiền hỗ trợ tiền đóng BHYT và BHXH tự nguyện theo mức do HĐND cấp tỉnh quyết định. Đồng thời, khi người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ đã tham BHYT và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thì được chi trả chế độ từ quỹ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Người chưa tham gia BHYT mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí KCB.

Theo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, Thừa Thiên Huế được đánh giá là tỉnh có mạng lưới y tế cơ sở khá tốt, tỷ lệ người tham gia BHYT cao; là một trong những tỉnh dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ người dân tham gia BHYT. Nếu năm 2009 tỷ lệ người dân tham gia BHYT chỉ đạt 68,06% thì đến năm 2014 tăng lên 82,27% và năm 2023 là 99,90%. Trong đó, năm 2009 toàn tỉnh chi BHYT cho hoạt động KCB là 268.050 triệu đồng; năm 2014 là 887.971 triệu đồng thì đến năm 2023 tăng lên 2.639.274 triệu đồng. Theo đó, năm 2023 toàn tỉnh có 190 cơ sở KCB; trong đó có 19 cơ sở y tế tư nhân hợp đồng KCB BHYT; 100% các cơ sở KCB BHYT ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng hệ thống thông tin giám định BHYT; tỷ lệ đăng ký KCB ban đầu BHYT tại tuyến y tế cơ sở đạt 94,4%.

Vì vậy, việc thay đổi các chính sách BHYT sẽ giúp người dân có điều kiện tham gia BHYT để chăm sóc sức khỏe, đồng thời góp phần thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân.

Bài, ảnh: Ngọc Khánh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thay đổi diện mạo cho sản phẩm truyền thống

Sau hơn 1 năm thực hiện chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương” thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (nhiệm vụ 844), Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế đã góp phần thay đổi diện mạo, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm truyền thống địa phương.

Thay đổi diện mạo cho sản phẩm truyền thống
Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em

Bằng cách đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh giúp các thành viên Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao kiến thức Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và Công ước Quyền Trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; từ đó góp phần giáo dục toàn diện, tăng cường kỹ năng sống cho các em.

Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tán thành các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 7/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tán thành các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

TIN MỚI

Return to top