ClockThứ Hai, 06/06/2022 05:45

Báo chí góp phần định hướng tư tưởng, dẫn dắt dư luận

TTH - Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí trong tình hình mới là: “Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”.

Giải đáp, làm rõ nhiều vấn đề dư luận và báo chí quan tâmBáo chí cần tiếp tục làm tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịchHội Nhà báo tỉnh được tặng Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh

Báo chí có vai trò, nhiệm vụ quan trọng cung cấp thông tin chính thống, góp phần định hướng tư tưởng, dẫn dắt dư luận (Trong ảnh: Phóng viên tác nghiệp tại Đại hội XIII của Đảng). Ảnh: dangcongsan.vn

Nhận diện khó khăn, thách thức

Sau gần 1 thế kỷ hình thành và phát triển, nền báo chí cách mạng Việt Nam không ngừng trưởng thành, phát triển, lớn mạnh về số lượng và chất lượng.

Mạng lưới thông tin rộng khắp, đa dạng, phong phú đã đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin đa dạng, nhanh chóng của độc giả; kịp thời định hướng dư luận, đặc biệt trong việc phản bác hiệu quả những thông tin sai trái, xuyên tạc, chia rẽ, thù địch, góp phần quan trọng vào thành công của cách mạng cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động báo chí hiện đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Lợi dụng sức mạnh của công nghệ truyền thông và những sơ hở trong quản lý thông tin, nhất là thông tin trên mạng xã hội, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tìm mọi cách truyền bá tư tưởng cực đoan, những hình ảnh không chính xác về chủ quyền quốc gia, dân tộc thông qua các sản phẩm đa dạng, tinh vi.

Những thông tin xấu, độc xuất hiện ngày càng nhiều qua các trang web “đen” với âm mưu phủ nhận đường lối lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những thành tựu đã đạt được trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc đổi mới; bóp méo thực tế những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, những sơ hở thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc phức tạp nảy sinh trong vấn đề dân tộc, tôn giáo... nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; kích động, lôi kéo các tầng lớp Nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội.

Điển hình như thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực... các đối tượng cơ hội, phản động lợi dụng một số hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống dịch để tuyên truyền, xuyên tạc, hòng gây bất ổn xã hội; chống phá các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước... Lợi dụng những hạn chế, khó khăn trong phục hồi và phát triển kinh tế, để bôi nhọ, xuyên tạc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước...

Gần đây, lợi dụng việc Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh hoạt động chống tiêu cực, tham nhũng, các đối tượng cơ hội, phản động khai thác việc xét xử các vụ đại án tham nhũng, các vụ án liên quan đến số đối tượng chống đối... nhằm quy chụp vấn đề suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên; vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo...

Mới đây nhất, các thế lực chống đối mượn thời điểm khai mạc SEA Games 31 để xuyên tạc, chống phá trên mạng xã hội bằng những hình ảnh cắt ghép, chỉnh sửa với nội dung sai lệch thông tin nhằm xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín những cá nhân, tổ chức. Điều đáng nói, những hình ảnh này được nhiều trang facebook của các tổ chức, cá nhân có uy tín trong lĩnh vực truyền thông đăng tải, chia sẻ, gây hoang mang, bất bình trong dư luận.

Cần các giải pháp đồng bộ

Thực tiễn quá trình đổi mới cho thấy, báo chí luôn là lực lượng xung kích, đi đầu trong công tác xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước; bảo vệ chế độ và Nhân dân; tuy nhiên, công tác tuyên truyền còn một số khó khăn, hạn chế.

Một trong những nguy cơ nổi lên là hiện tượng thương mại hóa trong hoạt động báo chí. Một số cơ quan báo chí còn thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa, thông tin thiếu trung thực, thiếu chính xác; ít chú trọng tuyên truyền về người tốt, việc tốt. 

Một bộ phận nhà báo còn ngại va chạm thực tiễn, né tránh những vấn đề gai góc; đưa tin thiếu kiểm chứng, chạy theo tâm lý nhất thời của đám đông; cẩu thả trong giật tít... gây bức xúc dư luận, làm tổn hại đến uy tín, danh dự, hình ảnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Có tình trạng nhà báo để “lộ, lọt” những thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước; do nhận thức chính trị hạn chế nên khai thác, xử lý thông tin không phù hợp, khoét sâu vào những vấn đề còn đang gây tranh cãi, không lường hết được phản ứng của dư luận, công chúng, tạo cớ cho kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc, chống phá, tạo những rào cản, ảnh hưởng đến công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là lĩnh vực khó, phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi người cầm bút phải có tầm nhìn, kinh nghiệm thực tiễn, lý luận chuyên sâu, bản lĩnh chính trị. Tuy nhiên, lực lượng phóng viên tại các đơn vị viết về công tác xây dựng Đảng còn mỏng, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này còn hạn chế, ít có điều kiện cọ xát thực tiễn. Nội dung tuyên truyền còn nặng lý luận, thiếu hơi thở cuộc sống, chưa hấp dẫn, lôi cuốn. Tính định hướng, tính phát hiện vấn đề trong các tác phẩm báo chí chưa cao. Một số thông tin đôi khi chưa kịp thời, thiếu nhạy bén.

Thực tế đòi hỏi cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý đối với báo chí để phù hợp với yêu cầu mới. Song song với tạo điều kiện, bảo đảm hoạt động báo chí thuận lợi, dân chủ, sáng tạo... là tăng cường công tác xử lý nghiêm các trường hợp đi ngược lại tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, xâm phạm và làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc; đến uy tín, hình ảnh của Đảng.

Theo đó, bản thân mỗi đơn vị báo chí và người cầm bút cần thường xuyên bám sát định hướng chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, địa phương đối với công tác đấu tranh phòng chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; phát huy tốt vai trò của cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu, nhất là vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; quản lý chặt tình hình chính trị nội bộ; nắm, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh. Tăng cường đối thoại với Nhân dân; chủ động, linh hoạt tham gia các vấn đề cụ thể của xã hội. Phản ánh kịp thời, giải quyết tốt những vấn đề bạn đọc quan tâm.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để có hình thức khen thưởng, tổ chức nhiều hơn các cuộc thi viết về đề tài bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhằm kích thích sự phong phú cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức lan tỏa của tác phẩm báo chí về lĩnh vực này; đồng thời, không ngừng đổi mới chất lượng nội dung và hình thức, có nhiều giải pháp để vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân đọc báo Đảng, coi việc đọc báo Đảng là ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên.       

HOÀNG ĐĂNG KHOA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối báo chí qua nền tảng số

Những bất cập trong quá trình tương tác giữa cơ quan nhà nước (CQNN) với báo chí đã cơ bản được giải quyết sau khi Thừa Thiên Huế đưa vào vận hành Nền tảng số kết nối truyền thông tích hợp trên Hue-S.

Kết nối báo chí qua nền tảng số
SÂN CHƠI BÓNG ĐÁ BÁO CHÍ MIỀN TRUNG:
Hân hoan tuổi lên 10

Từ giải bóng đá do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế tổ chức đã cho ra đời Giải Bóng đá Báo chí Thừa Thiên Huế mở rộng, và rồi trở thành Giải Bóng đá Báo chí miền Trung. Đó là hành trình 10 năm gầy dựng và phát triển.

Hân hoan tuổi lên 10
Chuyện nghề sau những giải thưởng báo chí

Giải Báo chí Hải Triều lần thứ V – năm 2024 đã tìm ra chủ nhân của các giải thưởng cao quý. Phóng viên Quách Tiểu Bảo, Võ Đức Quang và Biên tập viên Nguyễn Bỉnh Bạch Sa – những tác giả đạt giải lần này đã có những chia sẻ thú vị về nghề, về những vui buồn trong tác nghiệp để đem đến cho công chúng những tác phẩm báo chí có ý nghĩa.

Chuyện nghề sau những giải thưởng báo chí
Tác nghiệp trên sóng Trường Sa: Nước mắt và nụ cười

Thời gian chuyến tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa là 18 ngày, nhưng với tôi, cảm xúc trong trái tim mãi đầy theo năm tháng, khi đã được “chạm” vào thiêng liêng tiếng sóng; rưng rưng ngước lên Quốc kỳ hiên ngang tung bay, in vào sóng bóng hình đất nước; mang theo hình ảnh người lính kiên cường giữa trùng khơi, cất lên giọng hát hào hùng: “Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả…”

Tác nghiệp trên sóng Trường Sa Nước mắt và nụ cười
Return to top