ClockThứ Hai, 15/06/2020 07:30

Bảo hiểm xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế 25 năm hình thành và phát triển

TTH - Ngày 15/6/1995, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ký Quyết định số 10/QĐ-BHXH thành lập BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trên 80.000 người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại nhàHỗ trợ doanh nghiệp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội

Tư vấn chính sách BHXH đến người lao động

Những ngày đầu thành lập, đồng chí Trần Thị Thu (đang là Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh) được bổ nhiệm là Giám đốc; đồng chí Nguyễn Xuân Tiếu (đang là Trưởng phòng Tài chính Kế hoạch, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh) được bổ nhiệm là Phó Giám đốc. BHXH tỉnh nhận bàn giao cán bộ từ hai ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động tỉnh. BHXH các huyện, thành phố được thành lập và cùng với BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/8/1995.

Sáng 5/8/1995, tại số 9 đường Đống Đa - thành phố Huế, Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh chủ trì Lễ công bố Quyết định thành lập và ra mắt BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế với cơ cấu 4 phòng, bao gồm: Phòng Thu, Phòng Chế độ Chính sách, Phòng Tài vụ và Phòng Tổ chức Hành chính và 9 BHXH huyện, thành phố trực thuộc với 30 cán bộ, công chức. Tính đến 1/8/1995, BHXH tiếp nhận quản lý 13.337 người hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, tuất, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, với tổng số tiền chi trả tương ứng là 2.786.290.040 đồng. Sau khi tiếp nhận bàn giao, BHXH tỉnh đã lập danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 8/1995 toàn tỉnh và tổ chức chi trả kịp thời ngay trong tháng thông qua Ban Thương binh Xã hội xã, phường, thị trấn.

Nhờ làm tốt công tác chi trả nên BHXH tỉnh đã giảm được áp lực khối lượng công việc cấp bách cần phải giải quyết ngay trong tháng đầu tiên hoạt động, tạo thuận lợi triển khai các công việc cấp bách khác. Kết thúc năm 1995, BHXH tỉnh ổn định tổ chức bộ máy (từ 30 người khi mới thành lập lên 51 người vào ngày 31/12/1995). Trong đó, Ban Giám đốc và 4 phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh có 18 cán bộ, công chức; 9 BHXH huyện, thành phố đủ cơ cấu Giám đốc, Phó Giám đốc với 33 cán bộ, công chức).

Sáp nhập BHYT sang BHXH ngày 24/1/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2002/QĐTTg về việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Ngày 08/2/2002, Liên Bộ Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Bộ Tài chính và Bộ Y tế ban hành Thông tư liên tịch số 09/2002/TTLT-BTCCBCP-BLĐTB&XH-BTCBYT hướng dẫn việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam. Ngày 28/1/2002, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 239/BHXHTCCB, quán triệt đến thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành về chủ trương của Đảng và Chính phủ. Ngày 6/12/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý Quỹ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật. Hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam gồm 3 cấp: ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Vào những ngày cuối năm 2002, BHYT tỉnh được bàn giao sang BHXH tỉnh; 33 cán bộ, công chức, viên chức BHYT tỉnh được bổ nhiệm, bố trí vào các chức vụ, vị trí đã được BHXH Việt Nam phê duyệt.

Từ ngày 2/1/2003, BHXH tỉnh hoạt động theo cơ cấu, tổ chức mới. BHXH tỉnh, gồm Ban Giám đốc có 3 đồng chí (Trần Thị Thu – Giám đốc; Nguyễn Xuân Tiếu – Phó Giám đốc và Chế Thị Bích Thủy – Phó Giám đốc), 8 phòng nghiệp vụ (Chế độ, chính sách; Kế hoạch, Tài chính; Thu; Giám định chi; Bảo hiểm tự nguyện; Công nghệ thông tin; Tổ chức – Hành chính và Kiểm tra) và 9 BHXH huyện, thị xã, thành phố với cơ cấu viên chức lãnh đạo, nghiệp vụ được bố trí khá đầy đủ như BHXH tỉnh.

Trong 25 năm thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao hàng năm, toàn thể công chức, viên chức, nhân viên thuộc BHXH tỉnh đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn với kết quả cao nhất, đưa chính sách BHXH, BHYT, BHTN vào cuộc sống. Cụ thể, đã đạt được những kết quả tiêu biểu như sau: Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2014) - Huân chương Lao động hạng Nhì (2010) - Huân chương Lao động hạng ba (năm 2004 và năm 2002) - Cờ thi đua của Chính phủ tặng các năm: 2006, 2012. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng các năm: 1997, 1999. Cờ thi đua của BHXH Việt Nam và Bộ Y tế tặng năm 1998, 2011. Nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, UBND tỉnh,... Nhiều tập thể, cá nhân thuộc BHXH tỉnh được vinh dự nhận các danh hiệu cao quý do Chính phủ, BHXH Việt Nam, UBND tỉnh về những thành tích xuất sắc trong công tác.

Phạm Thị Dung

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa

Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền hôm nay đã mang một diện mạo mới, tuy nhiên, tốc độ phát triển đô thị ở địa phương này vẫn còn chậm.

Chỉnh trang, phát triển đô thị Sịa
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Return to top