ClockThứ Hai, 25/11/2024 14:36

Bảo vệ thương hiệu gắn với phát triển sản phẩm đặc sản Huế

TTH - TX. Hương Trà đang tìm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (DN) gắn với chiến lược phát triển các sản phẩm đặc sản của địa phương.

“Phiên chợ sản phẩm đặc sản Huế” trên Tiktok shop Việt NamĐưa sản phẩm, đặc sản Huế lên Tiktok shop Việt NamNem chua, đặc sản xứ Huế

 Cần đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào các khâu trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm

Là một trong những địa phương đi đầu trong việc tạo lập, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của thị xã, hiện trên địa bàn Hương Trà có 9 đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể đã nộp đăng ký bảo hộ. Trong đó, các nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ và đang duy trì, khai thác sử dụng có hiệu quả, như: Kiệu Hương Chữ, bưởi cốm Hương Thọ, mộc Hương Hồ, bún Vân Cù, bưởi đỏ Hương Hồ, quýt Hương Cần...

Tuy nhiên, bên cạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu và tốc độ phát triển thì việc hỗ trợ tạo lập, quản lý, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực, dịch vụ du lịch mới chủ yếu ở bước xác lập, tạo dựng; đồng thời, việc phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường cũng còn hạn chế.

“Nguyên nhân một phần do một số xã, phường chưa có sự phối hợp đồng bộ, chưa chủ động rà soát các sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ còn hạn chế. Ở chiều ngược lại, một số chủ thể chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích khi tham gia Chương trình OCOP; khả năng xúc tiến thương mại của chủ thể còn yếu, chưa có chiến lược phát triển sản phẩm; các hộ sản xuất kinh doanh, DN, HTX... chưa mạnh dạn đầu tư hoàn thiện, nâng cấp sản phẩm để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP...”, ông Nguyễn Viết Hà  - Phó Chủ tịch UBND TX. Hương Trà cho hay. 

Theo ông Nguyễn Phước Nhân – Trưởng phòng Quản lý công nghệ & đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ, khi lựa chọn sản phẩm bảo hộ, cần đánh giá, phân tích sâu quy mô sản xuất, đặc thù, chất lượng sản phẩm, chiều hướng phát triển và nhu cầu thị trường để lựa chọn hình thức bảo hộ phù hợp. Bên cạnh đó, ưu tiên lựa chọn các tổ chức gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại làm chủ thể đăng ký nhãn hiệu tập thể. Tăng cường hỗ trợ để duy trì và phát triển sản phẩm sau bảo hộ cũng như tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về vùng sản xuất, chất lượng sản phẩm và cả việc cấp/thu hồi quyền sử dụng các nhãn hiệu. 

Liên quan vấn đề này, theo bà Nguyễn Thị Thúy – Phụ trách Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng, trong xu thế hiện nay, đầu tiên cần phải đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí. Tiếp đó, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường tuyên truyền, đào tạo, nêu rõ tầm quan trọng của bảo vệ thương hiệu; hỗ trợ tài chính cho DN đăng ký, duy trì thương hiệu. Về phía DN cũng cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu, từ đó lập kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo vệ thương hiệu hiệu quả cũng như phối hợp với chính quyền để cải thiện chính sách và nhận được sự hỗ trợ.

Ở khía cạnh nâng cao hiệu quả trong bảo vệ thương hiệu và chống hàng giả, hàng nhái, ông Đào Xuân Ky – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh cho hay, tuy có một số DN đã chú trọng xây dựng, đầu tư thích đáng, nhưng nhìn chung việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu của các DN còn thiếu tính chuyên nghiệp, đồng bộ. Nội dung các chiến lược thương hiệu không được định vị rõ ràng, dẫn đến hiệu quả của việc xây dựng và phát triển thương hiệu không cao.

“Các DN, ngành hàng phải xây dựng, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm cũng như thương hiệu của DN nhằm xác định quyền chủ thể để được cơ quan Nhà nước bảo hộ khi xảy ra tranh chấp. Bên cạnh đó, mỗi DN cũng nên đề ra chiến lược phát triển thương hiệu của mình”, ông Đào Xuân Ky nói.

Có một thực tế, việc phát triển sản phẩm OCOP của Hương Trà khó khăn hơn so với các địa phương khác, bởi sản phẩm OCOP đã công nhận hầu hết là những sản phẩm đã có, chưa chế biến sâu để gia tăng giá trị. Chủ thể OCOP là tổ hợp tác và hộ gia đình nhỏ lẻ, tính liên kết chưa cao, hiệu quả sau khi công nhận chưa có sự chuyển biến nhiều về kinh tế.

Để phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên, thế mạnh của địa phương, theo ông Lê Văn Anh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hương Trà cần tăng cường truyền thông về mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP. Từ đó, chủ thể kinh tế sẽ chủ động trong việc tham gia Chương trình OCOP, chủ động hoàn thiện sản phẩm mà không phải trông chờ vào các cơ quan Nhà nước. Đồng thời, qua thông tin, tuyên truyền để bổ sung vào danh mục sản phẩm tham gia chương trình OCOP 2021-2025.

“Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng dần giá trị nông sản bản địa, nhất là các chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến (ISO, HACCP, hữu cơ…); tập trung chế biến sâu tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng từ các sản phẩm khởi nghiệp, sáng tạo; có kế hoạch, định hướng phù hợp phát triển nhóm sản phẩm đặc trưng bản địa và các điểm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, điểm du lịch trong Chương trình OCOP với lợi thế tại địa phương; tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của lãnh đạo cấp xã trong thực hiện Chương trình OCOP... cũng là những vấn đề mà Hương Trà nên quan tâm để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới”, ông Lê Văn Anh gợi ý.

Bài, ảnh: ĐĂNG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7%

Chiều 24/12, Chi cục Dân số tỉnh tổ chức tổng kết công tác Dân số và phát triển năm 2024; đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Dự và chỉ đạo có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 14,7
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top