ClockThứ Tư, 18/10/2023 17:00

Bão số 5 cách đất liền khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế khoảng 200km

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 18/10, vị trí tâm bão số 5 ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách đất liền khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế khoảng 200km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/giờ.
Hướng di chuyên của bão số 5. Ảnh: TTXVN phát 

Đến 13 giờ ngày 19/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc, 108 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông khu vực vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9, giật cấp 11. Bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/giờ, có khả năng mạnh thêm. Vùng nguy hiểm do ảnh hưởng của bão: phía Bắc vĩ tuyến 16 độ Vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 111 độ Kinh Đông. Phía Tây Nam của khu vực Bắc Biển Đông; vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam có mức độ rủi ro thiên tai cấp 3. 

Đến 13 giờ ngày 20/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc, 107,5 độ Kinh Đông, trên khu vực vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc với tốc độ khoảng 5km/giờ. Vùng nguy hiểm do ảnh hưởng của bão: phía Bắc vĩ tuyến 17,5 độ Vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 110 độ Kinh Đông. Khu vực vịnh Bắc Bộ có mức độ rủi ro thiên tai cấp 3. 

Đến 13 giờ ngày 21/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc, 107 độ Kinh Đông, trên khu vực vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 6, giật cấp 8. Bão di chuyển theo hướng Nam Tây Nam với tốc độ 5km/giờ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Vùng nguy hiểm do ảnh hưởng của bão: phía Bắc vĩ tuyến 17 độ Vĩ Bắc, phía Tây kinh tuyến 109,5 độ Kinh Đông. Khu vực vịnh Bắc Bộ có mức độ rủi ro thiên tai cấp 3. 

Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển chậm theo hướng Nam và tiếp tục suy yếu thêm.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, biển động rất mạnh. Khu vực Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ) từ đêm 18/10 có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Biển động rất mạnh.

Từ gần sáng 20/10, vùng ven biển khu vực từ Quảng Ninh đến Thái Bình có gió mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8.

Toàn bộ tàu thuyền, khu neo đậu, khu nuôi trồng thủy sản, đê kè biển trên khu vực này đều chịu tác động của gió mạnh và sóng lớn.

Từ chiều 18/10 đến sáng 19/10, khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Từ đêm 19/10, vùng ven biển Bắc Bộ, khu vực Nam Đồng bằng Bắc Bộ, khu vực Bắc Trung Bộ có khả năng có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; mưa lớn trên khu vực Trung Trung Bộ giảm dần.

 

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây kè ứng phó sạt lở bờ biển

Tình trạng sạt lở bờ biển diễn biến phức tạp ở một số địa phương ngay giữa mùa khô. Nguồn vốn tiếp tục được "rót" để xây kè, xử lý khẩn cấp các đoạn bờ xung yếu ở các địa phương.

Xây kè ứng phó sạt lở bờ biển
Phát triển cẩm nang toàn cầu giúp ứng phó tình trạng nhiệt độ tăng

Các thành phố trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng nhiệt độ cao không ngừng, phá vỡ nhiều kỷ lục trong năm nay. Những tháng gần đây, các đợt sóng nhiệt đã buộc nhiều trường học từ New Delhi cho đến Manila phải đóng cửa; và những tác động sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng.

Phát triển cẩm nang toàn cầu giúp ứng phó tình trạng nhiệt độ tăng
Ứng phó với cháy nổ luôn là vấn đề đặt ra

Những ngày gần đây, tại TP. Hà Nội đã xảy ra các vụ cháy khu chung cư mi ni, nhà trọ gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Từ những vụ cháy này, nhiều người dân bày tỏ sự quan ngại khi trên địa bàn tỉnh hiện có không ít khu nhà trọ, chung cư mi ni, ký túc xá… có một lượng người dân, học sinh, sinh viên thuê trọ sinh sống và học tập. Ứng phó với cháy nổ luôn là vấn đề đặt ra đối với ngành chức năng và người dân.

Ứng phó với cháy nổ luôn là vấn đề đặt ra
Ứng phó dịch bệnh gia súc, gia cầm lây sang người

Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, các mầm bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) còn tồn tại, tiềm ẩn trong môi trường thì các loại dịch bệnh có thể tái bùng phát và lây sang người bất cứ lúc nào.

Ứng phó dịch bệnh gia súc, gia cầm lây sang người
Return to top