ClockThứ Sáu, 10/01/2020 17:42

Báo Thừa Thiên Huế đạt 1 giải A, 1 giải B ở lần đầu tham gia Giải báo chí với phát triển bền vững

TTH.VN - Lễ trao giải báo chí với phát triển bền vững lần II-2019 do Viện Nghiên cứu truyền thông và phát triển (RED), Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) và Văn phòng Phát triển bền vững (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) phối hợp tổ chức diễn ra chiều 10/1 tại Hà Nội.

Báo Thừa Thiên Huế đạt giải A tập thể Giải Báo chí với Phát triển bền vững 2019Báo Thừa Thiên Huế thu hút ngày càng nhiều tương tác của bạn đọc


Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh - TBT Báo Thừa Thiên Huế (giữa) trên bục nhận giải A tập thể. Ảnh: Ngô Vương Anh

Thu hút 560 tác phẩm của 185 nhà báo đến từ 106 cơ quan báo chí trung ương và địa phương ở 40 tỉnh, thành trên cả nước, kết quả, ban tổ chức đã trao 16 giải thưởng, gồm 5 giải A, 6 giải B và 5 giải C, (trong số đó có 5 giải thuộc về các cơ quan báo chí địa phương).

Ở lần đầu tham dự, Báo Thừa Thiên Huế đạt 1 giải A tập thể khi có nhiều tác phẩm chất lượng tham dự và 1 giải B cá nhân của tác giả Võ Đại Nhân về chủ đề “Quyền tiếp cận thông tin” qua phóng sự 2 kỳ “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

Theo ông Trần Nhật Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED), một trong những điểm nổi bật ở mùa giải 2019 là chất lượng tác phẩm của các cơ quan báo chí địa phương được nâng cao rõ rệt, nêu bật được nhiều vấn đề đặc trưng của địa phương với cách đặt vấn đề, triển khai, tổ chức các tuyến bài công phu, sắc sảo.

“Nhiều tác phẩm đã đưa ra được sáng kiến, đề xuất nhiều giải pháp về phát triển bền vững phù hợp với điều kiện thực tế, tiêu biểu là các tác phẩm dự thi của Báo Thừa Thiên Huế”, ông Trần Nhật Minh nhấn mạnh.


Nhà báo Võ Đại Nhân đạt giải B chủ đề "Quyền tiếp cận thông tin". Ảnh: Ngô Vương Anh

Ông Nguyễn Chí Dũng - Trưởng Ban Giám khảo cho biết, hầu hết các tác phẩm tham dự giải có chất lượng cao, đề tài bao trùm nhiều khía cạnh của phát triển bền vững, như: quyền tiếp cận thông tin; bảo vệ quyền trẻ em; ô nhiễm không khí; an toàn vệ sinh thực phẩm… Tuy nhiên, ở đề tài vai trò lãnh đạo của phụ nữ Việt Nam hiện nay vẫn chưa được quan tâm nhiều, các tác giả cần chú ý mảng đề tài này ở mùa giải năm sau.

Kết thúc lễ trao giải, RED chính thức phát động Giải báo chí với phát triển bền vững năm 2020 với tiêu chí là các tác phẩm có nội dung liên quan đến toàn bộ 17 mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 622/QĐ-TTg (ngày 10/5/2017); được đăng tải trên các báo điện tử, tạp chí điện tử, phiên bản điện tử của các cơ quan báo chí Việt Nam trong thời gian từ ngày 16/12/2019-30/11/2020.

Các tác giả tham dự đăng nhập website chính thức của giải (http://jsd.red.org.vn) để gửi bài dự thi.

Hàn Đăng

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vì tôi quá yêu Huế mình

"Tôi đã viết về những gì là vẻ mộc mạc cho đến vẻ cao sang của Huế bằng cả ​trái tim, để người đọc, đã yêu Huế rồi thì yêu Huế thêm nữa-Nhà báo Hoàng Thị Thọ chia sẻ, về hai cuốn sách "Ngày mai nhớ Huế về thăm Huế” và “Xin đi từ thơ ấu” của chị, sắp được ra mắt.

Vì tôi quá yêu Huế mình
Điều nhà báo cần học chính là công nghệ

Cách nay gần 30 năm, tôi được Tổng Biên tập cử ra Hà Nội dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Báo Thừa Thiên Huế bấy giờ mới được trang bị 2 chiếc máy di động cho Tổng Biên tập và Phó Tổng Biên tập theo kiểu “di động công vụ”. Trước ngày lên đường, Tổng Biên tập bảo tôi xuống mượn chiếc di động của đồng chí phó mang theo để tiện liên lạc với Tòa soạn. Tôi lớ ngớ làm theo, ai ngờ bị mắng cho một trận, ai đời lại cầm di động của người khác, lạ thế! Đó cũng là thời điểm mà công nghệ làm báo đã bắt đầu có những đổi thay và từng bước xâm nhập vào báo địa phương.

Điều nhà báo cần học chính là công nghệ
Nhớ thời làm báo “phong trào”

Mãi đến năm 1988, tôi mới sống hẳn với nghề làm báo, mới có thẻ nhà báo và trở thành hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Nhưng trước đó 23 năm, ngay từ năm 1965, khi còn là học sinh lớp Đệ Nhất (lớp 12) của trường Quốc Học Huế, tôi đã chính thức lao vào việc viết báo, làm báo. Không kể những tờ báo học trò viết tay trước đó, năm 1965, trong phong trào đấu tranh của thanh niên, sinh viên, học sinh (TNSVHS) ở các đô thị miền Nam Việt Nam, tôi được giao nhiệm vụ thực hiện tờ báo Vượt Sóng của lực lượng TNSVHS Tranh thủ Hòa bình tỉnh Quảng Nam, tại Hội An.

Nhớ thời làm báo “phong trào”
Chuyện về “nhà báo huyện”

Ít ai biết, những phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đài huyện là những nhân tố đa năng trong hệ thống truyền thông. Nhưng phóng viên ở huyện có lẽ là những người ít được biết đến nhất trong nghề làm báo; bởi đài huyện là đơn vị tuyên truyền do UBND huyện quản lý chứ không phải là cơ quan báo chí chính thống.

Chuyện về “nhà báo huyện”
“Đi du lịch cũng là để học"

Trên chuyến xe đưa tôi cùng những người làm du lịch ra Quảng Bình khảo sát, học tập mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch OCOP, anh Tú - đại diện một doanh nghiệp chia sẻ: “Đi du lịch cũng là để học. Anh đi học để làm nghề du lịch, em đi học để khám phá những mô hình mới, cập nhật thông tin để có bài viết hay”. Quả thực, với người làm báo, mỗi chuyến đi là một lần học.

“Đi du lịch cũng là để học
Return to top