ClockThứ Sáu, 13/12/2019 06:15
Kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 – 15/12/2019)

Cùng người dân giữ vững biên cương

TTH - Từ mô hình “Đảng viên phụ trách hộ dân biên giới”, “Ba bám bốn cùng”, “Tổ tự quản ở thôn bản biên giới”… lực lượng biên phòng tỉnh luôn phát huy truyền thống, vun đắp, gắn kết tình quân dân để xây dựng biên cương ngày càng vững chắc.

Giữ vững mùa xuân biên cươngĐượm tình quân dân

Chăm lo cho người dân nghèo mỗi dịp Tết đến, xuân về là hoạt động thường niên của Lực lượng Biên phòng tỉnh. Ảnh: Bá Trí

Xây dựng cơ sở biên phòng vững mạnh

Sinh sống trên vùng biên A Lưới, từng sống du canh, dựa vào rừng, ông Lê Minh Hạnh, thôn Giồng, xã Hương Nguyên chưa bao giờ dám nghĩ đến chuyện có thể thoát nghèo. Từ khi được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh hỗ trợ phát triển kinh tế theo mô hình vườn, ao, chuồng, rừng (VACR), đời sống kinh tế gia đình ông từng bước khởi sắc.

Được hỗ trợ mô hình VACR do Đồn Biên phòng Hương Nguyên đảm nhận, đến nay, gia đình ông Lê Minh Hạnh đã có cái ăn, cái để. Từ những vùng đồi hoang hóa, bằng công sức mồ hôi của cả quân và dân, nay rừng tràm đã phủ xanh, số lượng gia súc, gia cầm trong chuồng đã tăng lên đáng kể.

Ông Hạnh phấn khởi: Riêng chăn nuôi lợn, mỗi năm gia đình xuất chuồng trên 1,5 tấn, đem lại nguồn thu nhập trên 60 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 30-35 triệu đồng. Cùng đó, đàn dê đã phát triển lên gần 20 con, ao cá cho thu hoạch 3 vụ mỗi năm, nên gia đình đã thoát nghèo...

Để vận động được đồng bào, các đơn vị biên phòng xây dựng mô hình điểm kinh tế hộ để bà con đến học tập như mô hình nuôi dê, nuôi nhím, nuôi thỏ, đào ao thả cá… Đồng bào được tham quan học hỏi, mắt thấy, tai nghe, lại được bộ đội biên phòng hướng dẫn cách thức nuôi trồng, cầm tay chỉ việc, làm mẫu. Khi bà con quen việc, các đồn biên phòng hỗ trợ con giống, cây giống, chuyển giao kỹ thuật để bà con tự làm, có kết quả tốt lại nhân rộng mô hình… Nhờ đó, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư mô hình kinh tế hộ, góp phần từng bước phát triển đời sống cho nhân dân ở khu vực biên giới.

Cùng với đó, qua chương trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên giới, hải đảo”, các đơn vị đã xây dựng hàng trăm ngôi nhà đại đoàn kết cải thiện chỗ ở cho người nghèo, cùng nhiều công trình dân sinh phục vụ đời sống bà con vùng biên giới. Các đơn vị còn phát động phong trào trích tiền lương để quyên góp ủng hộ các em học sinh nghèo vượt khó, những hộ gia đình gặp khó khăn.

Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh cũng đã phối hợp với ngành Y tế của tỉnh đầu tư hoàn thiện 5 bệnh xá quân dân y và 10 Ban quân dân y kết hợp giữa các đồn biên phòng với các xã biên giới. Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh đã tăng cường ở mỗi đơn vị từ 2-3 cán bộ quân y để thực hiện tốt công tác quân dân y kết hợp trong phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào.

Thông qua các chương trình, hoạt động, các đơn vị đã cử cán bộ xuống tận thôn, bản vận động Nhân dân tổ chức thành lập các mô hình “Tổ an ninh tự quản”, “Cụm gia đình tự quản” nhằm thực hiện phong trào quần chúng tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật tự thôn, bản ở khu vực biên giới.

Theo Bí thư Huyện ủy A Lưới Nguyễn Thị Sửu, cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị thường xuyên tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phối hợp triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, tham gia xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng lực lượng dân quân, dự bị động viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới.

Gắn kết quân dân

Mới đây, Đảng ủy BĐBP tỉnh triển khai đồng bộ việc phân công đảng viên Đồn biên phòng phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới. Đây là mô hình lần đầu tiên được các cấp ủy Đảng trong lực lượng Biên phòng tỉnh tổ chức, nhằm tăng cường mối quan hệ máu thịt quân dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo, góp phần xây dựng cơ sở biên phòng trên hai tuyến biên giới vững mạnh.

Thực hiện chủ trương này, Thiếu tá Nguyễn Văn Tình, nhân viên vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Lăng Cô đã đảm nhận phụ trách 5 hộ gia đình có đạo ở các Tổ dân phố Loan Lý và Đồng Dương, thị trấn Lăng Cô. Theo đó, anh thường xuyên giữ mối quan hệ mật thiết với các hộ gia đình, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để tìm hướng giải quyết nguyện vọng chính đáng của các hộ, kịp thời xử lý những vấn đề mới nảy sinh.

Đại tá Lê Văn Nguyên, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh cho biết, các đơn vị nắm chắc tình hình địa bàn, rà soát tổng thể, lập danh sách các hộ gia đình cần giúp đỡ đảm bảo sát, đúng với tình hình thực tế. Sau đó, phân công đảng viên phụ trách đúng đối tượng, phù hợp với đặc điểm nhiệm vụ công tác của từng cán bộ đảng viên, tập trung địa bàn phức tạp, trọng điểm...

Đến nay, các Đồn Biên phòng trên hai tuyến biên giới đã triển khai phân công 286 đảng viên phụ trách 1.268 hộ gia đình. Các hộ dân được giúp đỡ rất phấn khởi, tin tưởng vào BĐBP. Chính quyền các địa phương đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, đảng viên BĐBP thực hiện tốt chủ trương này. Qua đó, đã góp phần giữ gìn vững chắc an ninh biên giới, vùng biển của tỉnh.

Trong những năm qua, BĐBP tỉnh đã phối hợp xây dựng điểm 20 mô hình kinh tế, xây dựng 112 công trình dân sinh, 5 trạm xá, hơn 200 ngôi nhà đại đoàn kết, nhà tình thương; nhận đỡ đầu cho hơn 100 em học sinh nghèo được đến trường, triển khai nhiều mô hình điểm về giúp dân xây dựng nông thôn mới…

Trần Văn Tuyển

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kịp thời ứng cứu người dân trong hoạn nạn

Vừa qua, mưa lớn gây sạt lở, ngập úng tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh khiến không ít trường hợp người dân gặp nạn. Đây cũng là thời điểm lực lượng lượng công an phát huy vai trò xung kích, tiên phong ứng cứu người dân trong lúc nguy nan.

Kịp thời ứng cứu người dân trong hoạn nạn
Vững vàng trên mọi nẻo biên cương

Nhiều năm liền vinh dự được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và UBND tỉnh tặng bằng khen, nhưng đối với Thượng tá Lê Văn Tiến, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, “đi dân nhớ, ở dân thương” có lẽ là phần thưởng quý giá nhất.

Vững vàng trên mọi nẻo biên cương
Khởi nghiệp trên đất biên cương

Từng bôn ba vài năm ở TP. Hồ Chí Minh để lập nghiệp, nhưng Hồ Viết Ái Duy (27 tuổi) đã quyết định trở về khởi nghiệp trên chính mảnh đất biên giới A Lưới quê hương, với mô hình nuôi heo hữu cơ.

Khởi nghiệp trên đất biên cương
Sáng kiến hiệu quả giúp người dân tự nguyện giao nộp vũ khí

Với Công trình thanh niên “Tuyên truyền, vận động Nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo”, tuổi trẻ Công an Thừa Thiên Huế đã khơi gợi được sự thấu hiểu, đồng lòng và hưởng ứng của đông đảo người dân.

Sáng kiến hiệu quả giúp người dân tự nguyện giao nộp vũ khí
Return to top