ClockThứ Năm, 24/10/2019 20:01

Lan tỏa giá trị văn hóa, nghệ thuật đến mọi miền biên giới

TTH.VN - Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, Hội diễn Đội tuyên truyền Văn hóa tuyến biên giới, biển đảo lần thứ X, khu vực miền Trung – Tây nguyên do Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cùng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và UBND tỉnh phối hợp tổ chức, chính thức khép lại chiều 24/10.

Lãnh đạo Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen cho các đơn vị

Dự lễ bế mạc hội diễn có Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng, Trưởng Ban chỉ đạo hội diễn; bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Về phía lãnh đạo tỉnh có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung, cùng lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành liên quan của tỉnh.

Với 13 chương trình của 13 đơn vị tham gia, hội diễn gồm 86 tiết mục được trình diễn của gần 350 cán bộ, diễn viên. Trong đó, có 13 kịch ngắn và kịch dân ca, 14 tiết mục đơn ca, 15 tiết mục song ca và tốp ca, 13 tiết mục múa độc lập, 2 tấu nhạc cụ dân tộc và 29 tiết mục hát múa tập thể. Sự đa dạng về hình thức thể hiện, sự phong phú về đề tài, thể loại và sự đồng đều về chất lượng, hội diễn đã mang đến cho khán giả một không gian đa sắc màu nghệ thuật.

Những cán bộ, chiến sĩ Biên phòng với hình ảnh "chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi", nhưng trên sân khấu, trong những tiết mục đặc sắc, đã thể hiện rõ nét vai trò, thế mạnh của người chiến sĩ văn hóa mang quân hàm xanh. Nhiều tiết mục yêu cầu hình thức, kỹ năng thể hiện cao đã được chính các chiến sĩ biên phòng phối hợp với các diễn viên chuyên ngành sân khấu chuẩn bị công phu. 

Bà Trần Thị Bích Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho rằng, với mỗi chủ đề, các đơn vị đã lựa chọn hình thức thể hiện rất phong phú, biên tập chương trình, dàn dựng công phu, phụ họa với nhiều sắc thái khác nhau. Nhiều đơn vị đã đổi mới lối diễn sân khấu và kết cấu chương trình, kết hợp chặt chẽ các loại hình nghệ thuật, tạo nên hình ảnh, ấn tượng sâu sắc.

Cùng đó, cách xử lý không gian, thời gian, tiếng nói, tiếng động, đạo cụ, ánh sáng, trang phục, hình ảnh minh họa trên màn hình Led của các tiết mục, đã tạo một tổng thể chương trình với nhiều yếu tố sâu sắc, truyền tải rõ nét giá trị nội dung, ý tưởng tuyên truyền. Điều đó đã tạo nên “hiệu ứng kép”, đảm bảo giá trị nghệ thuật, giá trị thông tin tuyên truyền, giáo dục, gợi mở cảm xúc về truyền thống BĐBP và biên cương Tổ quốc.

Tiết mục kịch dân ca "Biên giới bình yên" của BĐBP Thừa Thiên Huế tạo ấn tượng sâu đậm đối với người xem

Thượng tá, Nghệ sĩ ưu tú, Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Anh, Đoàn trưởng Đoàn Văn công Biên phòng, nhận định, các tiết mục múa độc lập cũng đầy sáng tạo như “Ra khơi” của Đội tuyên truyền văn hóa BĐBP Phú Yên; sục sôi về biển đảo quê hương với "Đạp bằng sóng gió" của BĐBP Quảng Bình, "Biển khát" của BĐBP Khánh Hòa.. Đây là một loại hình với ngôn ngữ đặc trưng về hình thể, nhiều tiết mục có sức thuyết phục đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với người xem.

Các giá trị văn hóa truyền thống cũng được các đội chú ý khai thác, như tiết mục hát văn “Mùa thu nhớ Bác” của đội Thừa Thiên Huế, "Già làng kể khan" của Biên phòng Gia Lai, BĐBP Quảng Nam với tác phẩm "Vui hội bài chòi", BĐBP Đắc Lắc với bài "Đứa con của đất"..., đã đưa công chúng về với giá trị bản sắc văn hóa truyền thống qua âm điệu ngọt ngào của hồn quê đất Việt.

Có thể nói, hội diễn lần này hội tụ nhiều tác phẩm tạo được ấn tượng sâu đậm đối với người xem, cả về đề tài phản ánh cũng như sắc thái biểu diễn của diễn viên. Trong đó, phải kể đến thể loại kịch. Đáng chú ý như kịch ngắn "Phải làm theo cái luật" của Đội tuyên truyền văn hóa BĐBP Quảng Nam, BĐBP Quảng Bình với "Chúng tôi cũng là người mẹ", ca kịch "Vươn khơi bám biển" của BĐBP Phú Yên... Với những góc độ khác nhau, cách tiếp cận, lý giải vấn đề khác nhau, nhưng các nội dung kịch đều tập trung phản ánh về hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoạt động phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở khu vực biên giới.

Trao Huy chương cho các tiết mục xuất sắc

Theo Thiếu tướng Lê Như Đức, Phó Chủ nhiệm Chính trị BĐBP, Trưởng ban giám khảo hội diễn, mỗi chương trình tham gia đều có sự đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu, chú trọng khai thác tiềm năng nội tại, xây dựng kịch bản, lựa chọn tiết mục và tổ chức tự biên, tự diễn theo nhiều chủ đề. Cụ thể như: BĐBP Đắc Lắc tự hào với “Vang mãi bản hùng ca”, BĐBP Phú yên với ý chí “Bám biển quê hương”, BĐBP Quảng Nam hướng về cơ sở với chủ đề “Quê hương và người lính Biên phòng”, BĐBP Quảng Ngãi với chủ đề "Nghĩa nước trước tình nhà", BĐBP Thừa Thiên Huế với "Biên cương thắm tình hữu nghị"... đã góp phần làm nên thành công của hội diễn.

Cũng theo Thiếu tướng Lê Như Đức, hội diễn lần này tạo điều kiện cho các hạt nhân cống hiến tài năng, phát huy khả năng sáng tác, biểu diễn, sáng tạo những tác phẩm có giá trị phục vụ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào. Qua đó, tạo sự lan tỏa giá trị văn hóa, nghệ thuật sâu rộng trong đời sống bộ đội và nhân dân ở mọi miền biên giới.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng 13 Bằng khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong tham gia Hội diễn; tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 10 cá nhân thuộc BĐBP có thành tích xuất sắc trong phối hợp tổ chức hội diễn; Cục Văn hóa cơ sở/Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng 35 Huy chương Vàng, 25 Huy chương Bạc cho các tiết mục; Bộ Tư lệnh BĐBP tặng 13 Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia hội diễn và hoạt động phong trào văn hóa - văn nghệ giai đoạn 2017 – 2019.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

TIN MỚI

Return to top