ClockThứ Bảy, 21/07/2018 10:30

Những “cây lim” giữa đại ngàn

TTH - Các già làng, trưởng bản ở A Lưới như những cây lim, cây táu giữa đại ngàn Trường Sơn, là chỗ dựa vững chắc của cộng đồng trong xây dựng nền biên phòng toàn dân.

Phát huy vai trò tiên phong của già làng, trưởng bảnA Lưới phát huy vai trò của già làng, trưởng bản

Già làng Quỳnh Nghề ở thôn A Niêng, xã Hồng Trung (A Lưới) là người luôn gương mẫu đi đầu trong phong trào toàn dân bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Già làng Quỳnh Nghề kể: Với vai trò tiên phong trong công tác dân vận, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng trận tuyến biên phòng toàn dân, đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín ở xã Hồng Trung đã tích cực vận động, tuyên truyền Nhân dân đấu tranh, cảnh giác trước mọi âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch... Trong đó, tập trung tuyên truyền cho bà con tham gia đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm; không tin, không nghe theo các luận điệu tuyên truyền trái pháp luật của kẻ xấu.

Trong phong trào bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, bảo vệ đường biên, cột mốc, các già làng, trưởng bản, người có uy tín đã tích cực hưởng ứng; khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, những dấu hiệu vi phạm chủ quyền khu vực biên giới đều báo cáo kịp thời cho các chiến sĩ biên phòng cũng như chính quyền xã để kịp thời xử lý. Vì vậy, những năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã Hồng Trung luôn được ổn định, giữ vững. Chủ quyền an ninh biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc.

Ðặc thù là huyện biên giới, với 84km đường biên, trong những năm gần đây, huyện A Lưới nổi lên tình trạng buôn bán, sử dụng trái phép các chất ma túy, vượt biên khai thác lâm sản, truyền đạo trái phép, điển hình là hoạt động của tổ chức tự xưng Hội Thánh của đức chúa trời,…

Ông Pi Loong Mái, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện A Lưới cho biết: 99 già làng, người uy tín tiêu biểu, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò “cầu nối” trong xây dựng nền biên phòng toàn dân; làm tốt công tác tuyên truyền, đưa chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến gần hơn với Nhân dân; vận động bà con không tin, nghe theo kẻ xấu. Ðồng thời, tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người dân trong việc bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, xây dựng bản làng bình yên, no ấm. Nhờ vậy, phong trào “Quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh trật tự thôn bản”, “Kết nghĩa bản - bản hai bên biên giới” đã có sức lan tỏa sâu rộng và trở thành hành động tự giác, tích cực của mọi người dân trên biên giới.

Thượng tá Phạm Tùng Lâm, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh khẳng định: Lực lượng già làng, trưởng bản là những tấm gương sáng mẫu mực trong ứng xử, giao tiếp, hành xử đối với mọi thành viên trong bản làng; đồng thời, gương mẫu thực hiện những quy định của luật tục, giữ gìn và đảm bảo sự bền vững trong các mối quan hệ giữa các thành viên sinh sống ở bản làng.

Những năm qua, 4 đồn biên phòng tuyến biên giới A Lưới đã phối hợp tốt với chính quyền 12 xã biên giới phát huy vai trò già làng, người có uy tín trong bảo vệ đường biên, mốc giới. Đã thành lập và vận động Nhân dân tham gia 49 tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới với 1.456 người tham gia; 98% hộ dân của các xã biên giới tham gia phong trào Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. Qua đó, Nhân dân tích cực cung cấp cho bộ đội biên phòng nhiều tin giá trị trong việc quản lý địa bàn, đấu tranh phòng, chống tội phạm khu vực biên giới.

Hồ Việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo

Huyện miền núi A Lưới đã vinh dự khi được công nhận thoát khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước. Đây là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ từ chính quyền và cộng đồng, đặc biệt có vai trò của các già làng, người có uy tín (NCUT). Với tâm huyết và sự hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán, họ đã trở thành cầu nối, giúp bà con dân tộc thiểu số (DTTS) vượt qua khó khăn và phát triển kinh tế bền vững.

Già làng, người có uy tín - Cầu nối cho hành trình giảm nghèo
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ

Ngày 18/10, Hạt Quản lý đường bộ Bình Điền (Công ty CP Quản lý và xây dựng Đường bộ Thừa Thiên Huế) cho biết đã tiến hành lập biên bản xác lập vụ việc, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với một hộ dân trên địa bàn.

San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ
Return to top