ClockThứ Bảy, 26/08/2023 19:49

Tặng mô hình sinh kế, đồ dùng học tập cho người dân, học sinh biên giới

TTH.VN - Ngày 26/8, Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt phối hợp Hội Từ Thiện Nối.Vn và chính quyền địa phương xã Lâm Đớt, Đông Sơn (A Lưới) tặng quà “Hỗ trợ mô hình sinh kế” cho các hộ nghèo, khó khăn; đồ dùng học tập cho học sinh nghèo trên địa bàn, tổng trị giá hơn 172 triệu đồng.

Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống ma túy và tội phạm trên hai tuyến biên giớiĐẩy mạnh thi đua, nâng cao sức mạnh chiến đấuYêu thương ở lạiXây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triểnĐảm bảo an ninh, trật tự giữa Thừa Thiên Huế với Sê Kông, Salavan

Tặng mô hình sinh kế cho các hộ nghèo ở các xã Lâm Đớt, Đông Sơn 

Theo đó, các đơn vị đã phối hợp trao tặng 85 suất quà “Hỗ trợ mô hình sinh kế” gồm ngan giống, gà giống, lợn giống, tổng trị giá 94.500.000 đồng cho  hộ nghèo ở các xã Lâm Đớt, Đông Sơn; tặng  sách, vở, bút cho học sinh nghèo ở các Trường tiểu học A Đớt , Hương Lâm và Trường THCS- THPT Trường Sơn, tổng trị giá 77.700.000 đồng.

Theo Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, đây là hoạt động chăm lo cho bà con Nhân dân ở khu vực biên giới với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”; tăng cường tình đoàn kết gắn bó quân - dân, tô thắm thêm phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, qua đó tạo niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và bộ đội biên phòng góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Cùng ngày, trong chuỗi hoạt động đồng hành cùng người dân trên hai tuyến biên phòng, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây phối hợp Xã đoàn Lộc Vĩnh (Phú Lộc), giúp Trường mầm non Lộc Vĩnh (cơ sở Cảnh Dương) xây dựng sân trường, chuẩn bị năm học mới.

Tin, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiệu quả từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

TIN MỚI

Return to top