ClockThứ Ba, 15/08/2023 14:47

Xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

TTH - Tích cực tham mưu cho chính quyền các cấp của hai bên trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng biên giới; đẩy mạnh tuyên truyền cho Nhân dân khu vực biên giới nâng cao ý thức chấp hành Hiệp định về quy chế biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào; xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển, là những nội dung trọng tâm trong phương hướng phối hợp thời gian tới, tại hội đàm giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh với 4 đơn vị: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh Sê Kông, Salavan (Lào).

Đảm bảo an ninh, trật tự giữa Thừa Thiên Huế với Sê Kông, Salavan 100 chiến sĩ mới nhận nhiệm vụ trên hai tuyến biên phòngXung kích trong mọi nhiệm vụNhân rộng mô hình hay góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực biên giới

leftcenterrightdel
Thực hiện nghiêm tuần tra song phương 

Trong thời gian cuối tháng 7, đầu tháng 8/2023, tại TP. Huế, Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam, do Đại tá Nguyễn Xuân Hòa, Chỉ huy trưởng làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm thường niên với Đoàn đại biểu Quân sự, Công an 2 tỉnh Sê Kông, Salavan, Lào.

Hai bên đánh giá cao kết quả công tác phối hợp bảo vệ biên giới (BVBG) trong thời gian qua; đã phối hợp đảm bảo tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội hai bên biên giới; duy trì thực hiện tốt Hiệp định về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH; tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa chính quyền, lực lượng vũ trang và Nhân dân hai bên biên giới.

Thời gian qua, hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ; trong đấu tranh phòng, chống tội phạm; trong kiểm soát lưu thông biên giới; trong công tác kết nghĩa đồn, trạm, lực lượng vũ trang và kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới…

Nổi bật là mối quan hệ kết nghĩa khăng khít giữa Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt với Đại đội BVBG 531; thôn A Tin xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, với bản Ka Lô, huyện Kà Lừm; thôn A Bả, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới với bản Sê Sáp huyện Kà Lừm.

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và lực lượng chức năng 2 tỉnh Sê Kông, Salavan đã chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền, triển khai các hoạt động quản lý BVBG theo đúng Nghị định thư, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào và Biên bản hội đàm thường niên.

Theo đó, đã tuần tra song phương 6 đợt/134 lượt cán bộ chiến sĩ hai bên tham gia. Qua tuần tra, xác định hệ thống đường biên, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới của mỗi bên vẫn giữ tính nguyên trạng. Các đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền thường xuyên trao đổi thông tin với lực lượng BVBG của bạn, đặc biệt là các tình hình nổi lên trên khu vực biên giới, tình hình thiên tai, dịch COVID-19. Từ đó có sự phối hợp và hỗ trợ hiệu quả.

Lực lượng BVBG hai bên đã phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với nhau trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm; thường xuyên trao đổi thông tin, tình hình và phối hợp đấu tranh ngăn chặn hoạt động di cư tự do, kết hôn không giá thú qua biên giới, đối tượng vận chuyển mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tội phạm ma túy liên kết với các tổ chức đường dây tội phạm xuyên quốc gia, mua bán người, buôn bán tiền giả, tội phạm công nghệ cao…

Trong quá trình tuần tra, kiểm soát dọc biên giới, từ tháng 8/2022 đến nay, các đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền đã phát hiện hàng chục vụ/hàng chục đối tượng vi phạm pháp luật (tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; trộm cắp tài sản; đánh nhau gây thương tích; mua bán vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ trái phép qua biên giới…). Các đồn biên phòng đã chủ trì bắt giữ 6 vụ/10 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính, nộp ngân sách Nhà nước với số tiền gần 64 triệu đồng.

Phối hợp kiểm soát tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông của người, phương tiện, hàng hóa hai bên biên giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa Nhân dân hai bên biên giới. Hai bên đã phối hợp làm thủ tục xuất, nhập cảnh vùng biên giới và xuất, nhập cảnh cửa khẩu đường bộ cho gần 1.700 lượt người.

Thực hiện biên bản ghi nhớ hội đàm thường niên năm 2022, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã trực tiếp hỗ trợ; tham mưu cho chính quyền địa phương các cấp và vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ giúp đỡ lực lượng BVBG và Nhân dân các bản tiếp giáp thuộc 2 tỉnh Salavan, Sê Kông, tổng trị giá gần 3 tỷ đồng. Trong đó, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh triển khai xây dựng và bàn giao công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt cho Đại đội BVBG 531, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Sê Kông, Lào với tổng kinh phí khoảng 2,1 tỷ đồng từ nguồn kinh phí hỗ trợ của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; phối hợp với Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức trao tặng 200 suất quà, trị giá khoảng 130 triệu đồng cho lực lượng BVBG 531, Công an Tà Vàng và Nhân dân bản Ka Lô, Sê Sáp, Lào nhân dịp Tết Nguyên đán Punpimay…

Hỗ trợ một cách căn cơ, thiết thực, bền vững, giúp bạn phát triển kinh tế - xã hội, các đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền phối hợp chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan huyện A Lưới đã tặng người dân các bản tiếp giáp thuộc 2 tỉnh Salavan, Sê Kông cây, con giống; hướng dẫn kỹ thuật nuôi, trồng. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, các đồn biên phòng đã, đang và tiếp tục duy trì chương trình “Nâng bước em đến trường cho các cháu học sinh tại các bản tiếp giáp của bạn Lào, với mức hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng. Những điều đó chính là “vật liệu” vững chắc để xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và phát triển.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top