ClockThứ Sáu, 17/11/2017 06:39

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội

Dù đã trả lời chất vấn tại phiên họp UBTVQH, nhưng hôm nay, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn sẽ tiếp tục đăng đàn tại Kỳ họp của Quốc hội.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV, thời lượng phần chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn sẽ từ 10h đến hết ngày làm việc hôm nay (17/11), sau khi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng hoàn thành phần trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn sẽ tập trung trả lời vào nhóm vấn đề liên quan việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử. Công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông; về hệ thống dịch vụ truyền thông, việc xã hội hóa các chương trình phát thanh, truyền hình. Giải pháp kiểm soát, hạn chế thông tin xấu, độc hại, phản cảm trên mạng xã hội và định hướng thông tin, tuyên truyền văn hóa, đạo đức xã hội.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trả lời những chất vấn thuộc trách nhiệm; các Bộ trưởng tham gia trả lời chất vấn: Công an; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Giáo dục và Đào tạo và các Bộ trưởng, Trưởng ngành khác tùy theo nội dung chất vấn có liên quan (nếu có).

Trước đó, tại phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 18/4, nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn về nhóm vấn đề: công tác quản lý an toàn thông tin mạng; việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các phương tiện thông tin điện tử gây hoang mang trong dư luận, gây thiệt hại về kinh tế, tổn hại danh dự, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức khác.

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh, thế giới đang dịch chuyển theo hướng xã hội thông tin, cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông, tiến trình này đặt ra những thách thức mới cho cơ quan quản lý.

Mạng xã hội giúp cho người dùng chia sẻ thông tin một cách hiệu quả, nhanh chóng, không phân biệt không gian, thời gian. Vì đặc tính siêu việt đó, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong xã hội thông tin. Trong tương lai, những công cụ như mạng xã hội sẽ chiếm lĩnh ưu thế thông tin.

Việt Nam đang hội nhập với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển, thu hút của mạng xã hội là tất yếu. Trên mạng xã hội, tin tức lan truyền chóng mặt, đến mọi ngóc ngách của xã hội, vì vậy, tin tốt sẽ gây hiệu ứng tích cực, tin xấu sẽ gây hậu quả khôn lường.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, để đối phó hiệu quả với tin giả, tin xấu trên mạng xã hội, cần đảm bảo tính chính xác, kịp thời và hữu ích của thông tin trên báo chí.

Cùng với đó đã có Thông tư quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin qua biên giới, bước đầu có cơ sở pháp lý để yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin qua biên giới phải có trách nhiệm gỡ bỏ thông tin vi phạm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (đoàn Hà Nội):

“Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, tôi quan tâm đến quản lý cơ quan bao chí và kiểm soát hệ thống thông tin trên mạng, liên quan đến bôi xấu cá nhân, trong đó có cả lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đây là nhiệm vụ khó khăn, vừa qua Bộ có nỗ lực nhưng tiếp tục phải có giải pháp đột phá trong thời đại thông tin hết sức bùng nổ.

Cơ cấu lại cơ quan báo chí đồng thời cũng phải quan tâm nhân sự cơ quan, cho ra khỏi đội ngũ những người làm báo những người không đáp ứng được vì một con sâu có thể quấy rầy cả một nồi canh”.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình)

“Tôi thấy Bộ trưởng từng trả lời chất vấn ở Thường vụ Quốc hội khá thẳng thắn nên hy vọng lần này Bộ trưởng trả lời thẳng những vấn đề cử tri quan tâm mà đại biểu chuyển tải tới diễn đàn.

Bộ trưởng cần có lời hứa về xử lý những hạn chế, tồn tại hiện nay, nhất là bảo đảm báo chí thực hiện đúng tôn chỉ mục đích”.

Theo VOV

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Quốc hội nghe báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2024

Ngày 26/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Quốc hội nghe báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2024
Return to top