ClockThứ Hai, 06/05/2019 14:15

Liên thông giải quyết thủ tục hành chính

TTH - A Ngo là địa phương đầu tiên của huyện miền núi A Lưới thí điểm xây dựng Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại (BPTN&TKQHĐ) và đạt được kết quả tích cực.

Khai trương Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại phường Tứ HạKhai trương bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại thị trấn Phong Điền

Hướng dẫn người dân tra cứu hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại xã A Ngo

Thuận tiện

Ông Đoàn Minh Liệt ở thôn A Ngo, xã A Ngo đến giao dịch thủ tục đất đai tại bộ phận “một cửa” hiện đại của xã, cho hay: “Hiện nay, hồ sơ của bà con đến giao dịch tại đây đều được cán bộ số hóa và lưu trữ vào hệ thống quản lý dùng chung, rất thuận lợi cho bà con mỗi lần đến giao dịch, đơn giản, nhanh gọn”.

Ông Nguyễn Viết Phương, người đến liên hệ thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng bày tỏ: “Bà con vùng cao chúng tôi không hiểu nhiều về mô hình một cửa liên thông hiện đại là gì, nhưng thấy hồ sơ giải quyết nhanh, không phải đi tới đi lui, bà con rất mừng”.

Ông Mai Văn Hòa đang tiến hành đăng ký biến động về thửa đất của gia đình ông ở thôn Pơr Nghi 1, xã A Ngo nhận xét: Tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức đã nâng cao rõ rệt. Chúng tôi được hướng dẫn tận tình, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ kịp thời, không bị gây phiền hà, quá trình giải quyết và trả kết quả nhanh chóng, thuận tiện, đúng hẹn…

Theo ông Nguyễn Văn Sanh, công chức địa chính - xây dựng tại BPTN&TKQHĐ xã A Ngo, việc sử dụng phần mềm một cửa hiện đại giúp công chức tiếp nhận hồ sơ trên vi tính nhanh chóng hơn làm thủ công như trước đây, nên người dân đỡ phải chờ đợi lâu. Đồng thời, còn giúp lãnh đạo xã nắm được hồ sơ trễ hạn, từ đó nhắc nhở, chấn chỉnh cán bộ, công chức để giải quyết kịp thời cho người dân.

Chính quyền hiện đại

Chủ tịch UBND xã A Ngo Nguyễn Đức khẳng định, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu giải quyết TTHC trực tiếp đến liên hệ, nộp hồ sơ tại BPTN&TKQHĐ của xã hoặc gửi qua bưu điện, qua dịch vụ công trực tuyến, cán bộ thụ lý có trách nhiệm số hoá các hồ sơ và được lưu giữ sử dụng chung. Do đó, tạo sự thống nhất trong thực hiện cơ chế một cửa và tạo liên thông, đồng bộ trong giải quyết TTHC giữa UBND xã với Trung tâm Hành chính công và các cơ quan, đơn vị liên quan của huyện.

Các TTHC được số hóa và được cắt giảm theo hướng đơn giản, lưu giữ sử dụng chung và được kết nối, giải quyết trực tuyến ở mức độ 3, 4. Nhờ vậy, sẽ kiểm soát chặt chẽ, khách quan chế độ công vụ của cán bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng công việc, kỷ luật kỷ cương thực thi công vụ.

Năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, bộ phận “một cửa” hiện đại xã A Ngo đã thụ lý giải quyết 1.034 hồ sơ. Trong đó, 997 hồ sơ trả đúng hạn, 26 hồ sơ trả trước hạn, 11 hồ sơ đang giải quyết chưa đến hạn…

Ghi nhận tại BPTN&TKQHĐ của xã vùng cao này là các cán bộ, công chức đều có trình độ và chuyên môn phù hợp trong lĩnh vực công tác.

BPTN&TKQHĐ được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ người dân đến giao dịch, trở thành đơn vị kiểu mẫu về bộ phận “một cửa” hiện đại cấp xã trên vùng cao A Lưới. Hiện tại, BPTN&TKQHĐ xã A Ngo đã chủ động triển khai liên thông giải quyết các nhóm thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3, 4 như: nhóm thủ tục khai tử, hỗ trợ mai táng phí, xóa đăng ký thường trú và thủ tục bổ sung hộ tịch, giới tính… Qua đó, giảm thời gian đi lại và chờ đợi của người dân.

Ông Nguyễn Đức cho rằng, sự liên thông trong giải quyết TTHC ở bộ phận “một cửa” hiện đại đã tạo thuận lợi cho cấp ủy, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các ban, ngành, bộ phận; cũng như việc nhận xét, đánh giá vai trò lãnh đạo của chính quyền và năng lực, trình độ của cán bộ, công chức, nhất là việc xếp loại hằng năm được chính xác. Đây là vấn đề quan trọng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương...

Bài, ảnh: Quốc Tuấn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Return to top