ClockThứ Ba, 18/01/2022 07:00

Nâng chỉ số cạnh tranh bằng cải cách hành chính

TTH - Thời gian qua, Phong Điền tập trung hiện đại hóa nền hành chính, hướng đến mục tiêu phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp; nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư.

Xã Phong Hòa giành giải Nhất hội thi Cải cách hành chính huyện Phong Điền 2019Hiệu quả từ mô hình “Một cửa hiện đại” ở Phong Điền

Niêm yết các thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công huyện Phong Điền

100% văn bản được xử lý trên không gian mạng

Chú trọng hiện đại hóa nền hành chính, xem đây là nền tảng để xây dựng chính quyền điện tử, huyện Phong Điền đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan hành chính.

Ông Nguyễn Đình Bách, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền thông tin, đồng bộ hạ tầng đã giúp huyện kết nối liên thông 4 cấp từ Trung ương đến cấp xã. Tất cả các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn đều kết nối mạng WAN của tỉnh bằng CPNET tập trung, đảm bảo an toàn thông tin và khai thác, sử dụng các phần mềm dùng chung của tỉnh. UBND huyện đưa chữ ký số vào sử dụng tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, thay thế cho việc gửi nhận văn bản giấy; 100% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã đã được cấp và đăng ký cấp mới chữ ký số.

Nhằm kịp thời nắm bắt thông tin và các dịch vụ công trực tuyến, UBND huyện Phong Điền đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là Trung tâm Hành chính công huyện và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các xã, thị trấn thường xuyên hướng dẫn các tổ chức, người dân, doanh nghiệp về cách tra cứu, tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 do UBND tỉnh công khai trên cổng dịch vụ công tập trung của tỉnh. Đến nay, 100% cơ quan, đơn vị trực thuộc sử dụng cổng dịch vụ công để xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính.

Ở xã vùng núi như Phong Mỹ, tất cả cán bộ, công chức xã được thực hiện công việc trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành, sử dụng chứng thư, chữ ký số. Bộ phận một cửa được đầu tư đồng bộ với đầy đủ trang thiết bị, kết nối liên thông với các phòng ban của huyện, lắp đặt hệ thống họp trực tuyến với huyện. Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ - Nguyễn Hữu Chung cho biết, việc tăng cường ứng dụng CNTT ở xã không chỉ tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức xã xử lý công việc mà việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân cũng được nhanh chóng, nhất là đối với các thủ tục hành chính liên thông, người dân không phải về huyện để giải quyết thủ tục hành chính như trước đây.

Ông Nguyễn Đình Bách cho biết, đến nay, 100% cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện Phong Điền và UBND cấp xã sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành; trên 95% tỷ lệ văn bản được trao đổi dưới dạng điện tử giữa các cơ quan Nhà nước; 100% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã đã được cấp thư điện tử công vụ. Năm 2021, 100% văn bản đến và văn bản đi đều được các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện xử lý qua môi trường mạng. Đây cũng chính là động lực quan trọng để huyện tiếp tục xây dựng nền hành chính theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chuyển từ “quản lý” sang “phục vụ” là mục tiêu mà các cơ quan hành chính Nhà nước hướng tới.

Nâng cao chỉ số cạnh tranh

Phong Điền được xác định là đô thị động lực phía Bắc của tỉnh, đang trên đường trở thành thị xã thứ 3 của tỉnh vào năm 2024.

Theo người đứng đầu UBND huyện Phong Điền, Tỉnh ủy vừa thông qua nghị quyết xây dựng, phát triển Phong Điền đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với những mục tiêu rất quan trọng. Trong các kế hoạch, nhiệm vụ được huyện xây dựng để thực hiện nghị quyết, có một nội dung quan trọng là nâng chỉ số cạnh tranh bằng cải cách hành chính. Lấy cải cách hành chính, hiện đại hóa, liên thông thủ tục, giải quyết nhanh, đồng bộ là cơ sở, động lực để huyện Phong Điền tăng cường thu hút đầu tư trên các lĩnh vực; giải quyết nhanh, thuận lợi hơn nữa các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đình Bách thẳng thắn, việc áp dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số về chiều sâu và rộng đã giúp tỉnh Thừa Thiên Huế liên tiếp gặt hái những thành công trong nâng chỉ số cạnh tranh thời gian qua. Với cấp huyện, cũng sẽ tương tự, nếu chuyển đổi số hiệu quả cũng sẽ giúp Phong Điền nâng chỉ số cạnh tranh hơn nữa.

Hiện UBND tỉnh đang trong quá trình lập đề án chuyển đổi số cấp huyện và UBND huyện Phong Điền sẽ là địa phương được lựa chọn thực hiện thí điểm. Với sự quan tâm, đầu tư và hỗ trợ của cấp tỉnh, Phong Điền sẽ nắm bắt cơ hội này, quyết tâm cải cách hành chính hiệu quả hơn nữa, hướng đến xây dựng nền hành chính hiện đại bằng công nghệ, chuyển đổi số.

Một khó khăn lớn được huyện Phong Điền chỉ ra là thiếu đội ngũ làm chủ được công nghệ một cách tốt nhất. Do đó, trong thời gian đến, song song với đầu tư cơ sở vật chất, việc đào tạo nhân lực có chất lượng về chuyển đổi số sẽ được huyện chú trọng.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dập tắt đám cháy ở cơ sở vàng mã trong đêm

Sáng 5/12, ông Trần Công Phước, Chủ tịch UBND xã Phong An, huyện Phong Điền xác nhận, vào chiều tối 4/12, tại nhà ông Nguyễn Chánh Thương ở Đội 2, Bồ Điền, Phong An xảy ra vụ cháy ở gác lửng 2 tầng.

Dập tắt đám cháy ở cơ sở vàng mã trong đêm
Phong Điền: 9/12 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch năm 2024

Chiều 4/12, Ban Thường vụ Huyện ủy Phong Điền tổ chức hội nghị Huyện ủy lần thứ 19 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc phòng - an ninh (QP-AN) năm 2024; bàn và ra Nghị quyết nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN năm 2025. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Nguyễn Chí Tài, UVTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy…

Phong Điền 9 12 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch năm 2024
Return to top