ClockThứ Tư, 03/06/2020 06:30

Phục vụ người dân tốt hơn

TTH - Lần đầu tiên, tỉnh triển khai đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước. Kết quả điều tra xã hội học (XHH) nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa công dân-cơ quan chính quyền sẽ làm cơ sở để các cấp chính quyền tiếp tục nhìn nhận, đánh giá hiệu quả công tác điều hành, quản trị.

Hướng đến nền hành chính thân thiện, phục vụ, hiện đại, hiệu quảHơn 85% người dân hài lòng với việc cải cách thủ tục hành chính

Tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông. Ảnh: Thái Bình

Kết quả bước đầu

Ngày 04/10/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2187/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Cải thiện và nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa công dân - cơ quan chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Sau khi có Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 16/7/2019 của UBND tỉnh về điều tra XHH nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa công dân - cơ quan chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế (gọi chung là điều tra XHH tỉnh), Sở Nội vụ đã ban hành nhiều văn bản triển khai, hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Đối tượng điều tra XHH là người dân, người đại diện tổ chức đã trực tiếp giao dịch các dịch vụ hành chính công tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh hoặc tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện và đã nhận kết quả giao dịch của các dịch vụ hành chính công trong khoảng thời gian từ ngày 1/11/2018 đến ngày 31/7/2019.

Tiêu chí, số lượng cơ quan, dịch vụ/lĩnh vực dịch vụ và đối tượng điều tra được chọn gồm 18 cơ quan cấp tỉnh, 9 UBND cấp huyện. Số lượng điều tra XHH năm 2019 là 780 người dân, người đại diện cho tổ chức (trong đó: cấp tỉnh 330 phiếu; cấp huyện 450 phiếu).

Sau khi tổ chức xong việc điều tra XHH, kết quả phân tích số liệu cho thấy, đa số người dân có đánh giá khả quan về việc tổ chức cung ứng dịch vụ hành chính công của chính quyền các cấp.

Việc tiếp cận thông tin về cơ quan giải quyết TTHC được thực hiện đa dạng, thuận lợi. Người dân có nhiều lựa chọn nơi giải quyết TTHC để thực hiện nhu cầu công việc của mình do tỉnh đã tổ chức nhiều mô hình cung ứng dịch vụ công hơn trước.

Đáng chú ý, từ cuối năm 2019, UBND tỉnh đã triển khai thí điểm mô hình “4 tại chỗ” là đảm bảo việc tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả TTHC được thực hiện ngay tại bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo quy trình giải quyết áp dụng cho từng TTHC cụ thể; góp phần bảo đảm các TTHC được giải quyết thuận tiện, nhanh chóng, cắt giảm chi phí, thời gian của công dân, tổ chức.

Người dân hài lòng

Với các nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền địa phương trong thời gian qua, nhất là cải cách TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, việc người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để giải quyết công việc đã giảm đáng kể, thể hiện qua 80,3% số người được hỏi khẳng định chỉ cần đi lại 1-2 lần trong quá trình giải quyết công việc; 16,2% đi lại từ 3-4 lần. Tuy nhiên, vẫn còn có người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để giải quyết công việc, với 1,8% số người được hỏi đi lại 5-6 lần và 1,8% đi lại 7 lần trở lên, trong đó cấp huyện chiếm 64%, còn lại các cơ quan cấp tỉnh chiếm 36%, chủ yếu ở các lĩnh vực TTHC như: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp giấy phép xây dựng; thành lập và hoạt động doanh nghiệp và các loại giấy phép, giấy chứng nhận khác…

Tỷ lệ hồ sơ trả kết quả đúng hẹn cao là tín hiệu đáng mừng. Có 91,5% số người dân, tổ chức được hỏi trả lời nhận được kết quả cung ứng dịch vụ của cơ quan hành chính nhà nước đúng hẹn; 3,2% nhận sớm hơn hẹn và vẫn còn 5,3% số hồ sơ trễ hẹn.

Người dân cũng cơ bản hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Chỉ số hài lòng về tiếp cận dịch vụ chung của cả tỉnh là 74,15%; chỉ số hài lòng về TTHC 73,43%; chỉ số hài lòng về công chức trực tiếp giải quyết công việc của người dân, tổ chức 74,9%; chỉ số hài lòng về kết quả giải quyết TTHC 75,46%.

Không ngừng cải cách

Ngoài các chỉ số phản ánh nhận định, chỉ số hài lòng ở trên, kết quả điều tra XHH còn đưa ra các chỉ số phản ánh sự mong đợi của người dân, tổ chức đối với cơ quan hành chính nhà nước trong việc ưu tiên cải cách nhằm nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức. Sự mong đợi của người dân, tổ chức về ưu tiên cải cách đối với cơ quan hành chính nhà nước nói chung tập trung ở 3 nội dung: Tiếp tục đơn giản hóa TTHC (71% số người được hỏi); mở rộng các hình thức thông tin để người dân dễ dàng tiếp cận về cơ quan và TTHC cần giải quyết (51% số người được hỏi); rút ngắn thời gian giải quyết TTHC (47% số người được hỏi).

Qua đó có thể thấy, để nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao sự hài lòng của người dân, tổ chức thì chính quyền địa phương các cấp phải không ngừng cải cách, xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp cụ thể, bám sát nguyện vọng của người dân và trên cơ sở của pháp luật nhằm hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu giải quyết TTHC của người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phan Thị Hồng Loan

(Phó Giám đốc Sở Nội vụ)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI

Với điểm tổng hợp đạt 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là lần thứ 2 Thừa Thiên Huế quán quân chỉ số này.

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Return to top