ClockThứ Sáu, 08/01/2021 14:57

Việt Nam có những bước đi vững chắc trong triển khai Chính phủ điện tử

TTH.VN - Sáng 8/1, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đồng chủ trì hội thảo trực tuyến: "Chia sẻ kinh nghiệm và chính sách mới của Nhật Bản nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số".

Hỗ trợ doanh nghiệp, các địa phương trong chuyển đổi sốThừa Thiên Huế dẫn đầu về triển khai Chính phủ điện tửThủ tướng làm Chủ tịch UBQG về Chính phủ điện tửQuy định mã định danh điện tử của cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệuViệt Nam phấn đấu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tửTriển khai hệ thống thông tin báo cáo Chính phủDanh mục văn bản điện tử không kèm bản giấy

Tại hội thảo trực tuyến 

Điểm cầu chính của hội thảo tại Hà Nội và được truyền trực tuyến với điểm cầu tại Nhật Bản và các tỉnh, thành phố Việt Nam. Tại Huế, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Trần Thị Hoài Trâm cùng đại diện các sở, ngành liên quan cùng tham dự.

Tiết kiệm mỗi năm 15.000 tỷ đồng

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai vận hành một số trục thông tin liên thông như: Trục liên thông văn bản quốc gia, Trung tâm báo cáo quốc gia và Trung tâm điều hành thông tin của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hệ thống thông tin phục vụ họp, hội nghị của Chính phủ, Cổng dịch vụ công quốc gia…

Điều đó đã làm thay đổi mạnh mẽ phương thức hoạt động trong các cơ quan nhà nước, cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp… Qua đó, đã tiết kiệm cho quốc gia hơn 15.000 tỷ đồng/năm.

Thành công trên có dấu ấn của Chính phủ Nhật Bản, trong đó có đóng góp của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Trong quá trình hợp tác, Nhật Bản đã cử chuyên gia hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử; hỗ trợ các lớp tạo đào tạo cho cán bộ của Việt Nam tại Nhật Bản; hỗ trợ các trung tâm thông tin của Việt Nam đi vào hoạt động.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, trong năm 2021 và những năm tiếp theo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định phát triển Chính phủ điện tử là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới và là dư địa để phát triển kinh tế, nền tảng cơ bản để thực hiện khát vọng hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Với quan điểm xuyên suốt là xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, đổi mới phương thức phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và sự hài lòng của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử.

Để thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, các bộ, ngành, địa phương cần phát huy vai trò người đứng đầu ưu tiên nguồn lực và gương mẫu đi đầu ứng dụng chữ ký số cá nhân trong xử lý hồ sơ, giải quyết công việc, gửi nhận văn bản điện tử.

Đẩy mạnh xử lý, hồ sơ công việc trên môi trường mạng, tăng cường kết nối, liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp, trong đó tập trung triển khai nhân rộng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc tại các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Triển khai hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục; kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Bên cạnh đó, tập trung triển khai các hệ thống thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương và các hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp.

"Qua trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm như ngày hôm nay, Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước đi vững chắc trong triển khai Chính phủ điện tử, góp phần vào sự phát triển của đất nước, sự phồn vinh của dân tộc và quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam-Nhật Bản", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Hướng đến Chính phủ số

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế 

Tại hội thảo, Đại sứ Yamada cho hay, trong bối cảnh dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, việc triển khai Chính phủ số ngày càng trở nên quan trọng hơn, các giải pháp cung cấp dịch vụ công với nhiều dữ liệu đa dạng giúp các nước thực hiện giãn cách xã hội nhưng vẫn đảm bảo hoạt động của các cơ quan Nhà nước, sản xuất kinh doanh, ngăn ngừa lây lan của dịch bệnh, nỗ lực ứng phó với dịch bệnh.

Đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định, Chính phủ số là ưu tiên hàng đầu của Thủ tướng Nhật Bản.

"Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ trong khả năng có thể đáp ứng nguyện vọng của Chính phủ Việt Nam, chia sẻ với Việt Nam về kinh nghiệm và kiến thức Chính phủ Nhật Bản tích lũy được. Đồng thời, Chính phủ Nhật Bản mong muốn thông qua các hoạt động, chương trình hợp tác hỗ trợ, viện trợ góp phần giúp Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số", Đại sứ Yamada khẳng định.

Tại hội thảo, các đại biểu được truyền đạt 4 chuyên đề: Kết quả, bài học về công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021; Chính sách mới của Thủ tướng Nhật Bản Suga để phát triển Chính phủ số; Kinh nghiệm số hóa dịch vụ công và thủ tục hành chính tại Nhật Bản và xây dựng chính sách sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Tin, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số

Theo UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, tỉnh tiếp tục xác định cải cách hành chính (CCHC) gắn với phát triển chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 là chương trình trọng điểm để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.

Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số
Chấn chỉnh mất an toàn lao động tại Dự án Văn phòng làm việc

Ngày 19/11, Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị tỉnh cho biết, đã có văn bản yêu cầu các nhà thầu thi công khắc phuc, chấn chỉnh tình trạng mất an toàn lao động (ATLĐ) tại công trình thuộc Dự án Văn phòng làm việc một số cơ quan đơn vị thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2.

Chấn chỉnh mất an toàn lao động tại Dự án Văn phòng làm việc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

TIN MỚI

Return to top