ClockThứ Bảy, 05/12/2020 07:00

Càng về gần với làng, càng phát huy hiệu quả

Tránh hình thức, lãng phí trong xây dựng nhà văn hóa

Chuyện nhiều nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng xây xong rồi để đấy, không hoạt động hoặc rất ít hoạt động đã được nói nhiều. Nhưng có lẽ, đây là lần đầu tiên chính thức được đặt ra trong một cuộc hội thảo. Cuộc hội thảo này quy mô cũng “nhỏ” do Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh tổ chức mới đây. Nội dung chính được nhận diện trong hội thảo này là: “Hệ thống trung tâm văn hóa, nhà văn hóa đang tồn tại nhiều bất cập trong công tác xây dựng và tổ chức hoạt động” (Báo Thừa Thiên Huế ngày 23/11/2020).

Nhà sinh hoạt cộng đồng tại tổ dân phố 5, phường Thủy Lương, thị xã Hương Thủy. Ảnh: Minh Nguyên

Xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở là một vấn đề lớn. Xây dựng nên cơ sở vật chất chỉ là một việc. Việc này có thể tương đối dễ làm – có tiền là xây dựng được. Nhưng việc có lẽ quan trọng hơn để những thiết chế này có lý do tồn tại chính là nội dung hoạt động. Ai có nhu cầu hoạt động? Đó chính là tổ chức, người dân tại nơi cơ sở.

Theo dõi thông tin mà báo chí đưa, tôi cảm thấy ngạc nhiên về một điều, một hội thảo cho một vấn đề lớn như vậy nhưng không thấy bóng dáng một nhà nghiên cứu văn hóa, một nhà khoa học nào ở lĩnh vực này tham dự. Tất cả những gì được chỉ ra và nhận diện một cách hết sức chung chung và có phần “lý thuyết”, tỷ như: “để phát huy cần có sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo các cấp địa phương”.

Đó là chuyện tổ chức một hội thảo. Giờ chúng ta cùng nhau bàn bạc, xem thử chuyện xây dựng và hoạt động của các nhà văn hóa cơ sở (nhà sinh hoạt cộng đồng cũng loại hình thuộc thiết chế văn hóa cơ sở) như thế nào?

Về việc xây dựng nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở ai cũng biết được xây dựng rất nhiều. Đặc biệt qua Chương trình xây dựng nông thôn mới, nó lại càng được đẩy mạnh, vì đây là một trong những tiêu chí theo quy định để đạt được chuẩn nông thôn mới. Ở Thừa Thiên Huế tính đến thời điểm này, đã có hơn 60 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Muốn xã đạt chuẩn thì thôn cũng phải đạt chuẩn. Thôn muốn đạt chuẩn thì cũng phải xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng. Nghĩa là, một số lượng nhà văn hóa ở cơ sở được xây dựng rất nhiều. Điều này chúng ta dễ dàng thống nhất. Về mặt lý thuyết, thì nó rất cần thiết – để đảm bảo điều kiện cho những hoạt động thuộc về đời sống tinh thần của người dân, cho chính quyền sở tại thì không thể nói là không cần thiết. Có lẽ đây là lý do dễ thuyết phục nhất để Nhà nước đầu tư hệ thống nhà văn hóa cơ sở!?

Nhưng xây dựng xong rồi thì sao? Phổ biến là tổ chức được rất ít các hoạt động văn hóa. Theo quan sát, tôi thấy nhiều nhà văn hóa ở miền núi có vẻ như tổ chức được nhiều hoạt động hơn ở miền xuôi. Ở xã A Roàng (huyện A Lưới) có nhà sinh hoạt cộng đồng (tiếng của đồng bào Tà ôi là “nhà roong” - không phải gọi nhà rông như Tây Nguyên) thôn A Ka tôi thấy hoạt động rất sôi động. Là những ngôi nhà sàn được làm bằng gỗ theo kiến trúc truyền thống của bà con đồng bào. Nơi đây diễn ra các lễ hội của thôn (mà bà con đồng bào thì một năm có rất nhiều lễ hội). Ngày thường, đây là nơi phụ nữ tập trung dệt zèng, trẻ con đến chơi. Có thời điểm họ con đón khách du lịch lưu trú… Ở đây hoạt động tốt là nhờ có một đời sống văn hóa phong phú gắn với cộng đồng. Nhà văn hóa càng về gần với làng (bản, thôn) thì càng phát huy hiệu quả.

Nhà văn hóa ở các xã vùng đồng bằng và ở các phường tại đô thị, những hoạt động dường như không được như vậy. Có nhiều nhà văn hóa mỗi năm sinh hoạt chỉ vài lần, còn phần nhiều là đóng cửa. Ở nhiều nơi nhà văn hóa chỉ diễn ra các cuộc hội họp mang tính chất hành chính, thậm chí có những nơi biến nhà văn hóa thành các quán bi-da, cà phê, trung tâm hội nghị tiệc cưới… Như vậy, mục tiêu tốt đẹp là tạo những điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết để phát huy các giá trị, hoạt động văn hóa ở cơ sở đã bị biến dạng. Ý nghĩa ban đầu đã không còn. Nếu chúng ta cứ tiếp tục duy trì theo kiểu này thì một thời gian nữa, mục tiêu chính cũng không đạt được mà không khéo, Nhà nước lại bỏ rất nhiều tiền nữa để duy tu bảo dưỡng.

Đây là những vấn đề lớn cần có những hội thảo thấu đáo và một cách giải quyết rốt ráo.

An Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Return to top