ClockThứ Tư, 16/12/2015 14:30

Cha con ra chốn pháp đình

TTH - Nhà đất chưa đến 80m2 nhưng tọa lạc tại vị trí giữa trung tâm thành phố nên rất có giá. Thật không may, điều đó lại khiến cha con, anh em mâu thuẫn, "xâu xé" nhau tại chốn pháp đình.

“Tòa mời bác và các anh cùng đến đây để tìm tiếng nói chung, mỗi người nhường nhịn nhau một chút, thỏa thuận được vấn đề phân chia tài sản đồng thời giữ được hòa khí trong gia đình, tình nghĩa ruột thịt. Tuy nhiên, mọi người vẫn khăng khăng mỗi người một ý, buổi hòa giải hôm nay không thành. Mời bác và các anh về tiếp tục suy nghĩ, mong rằng lần hòa giải tiếp theo sẽ đạt kết quả”. Vị nữ thẩm phán (TAND TP Huế) vừa dứt lời, 4 người con trai ra khỏi phòng đi về một hướng, người con còn lại đưa cha già hơn 80 tuổi về hướng khác.

Trước đây, 6 anh em trai sống hòa thuận trong tình yêu thương của cha mẹ, trong ngôi nhà chưa đến 80m2 tọa lạc ở vị trí trung tâm thành phố, do cha mẹ tạo lập. Những người con lớn lên, lấy vợ sinh con. 3 người ra ở riêng, 3 người khác tuy đã có vợ con nhưng không có điều kiện nên sống chung với cha mẹ. Thời gian trôi đi, cha già mẹ yếu. Người mẹ qua đời không để lại di chúc. Nghĩ quỹ thời gian của mình cũng chẳng còn được bao lâu, người cha tính toán việc phân chia tài sản. Nhà đất chưa đến 80m2, chia cho 6 người con là không thể, nên người cha đem bán với giá 8 tỷ đồng. Tuy nhiên có người con “chống đối” nên chờ lúc đêm khuya, viết lên tường những dòng chữ thách thức đe dọa, ai dám đến mua sẽ bị... giết. Thấy vậy người mua nhà thối lui. Nhưng nếu không bán nhà thì không cách gì có thể phân chia tài sản. Những thành viên trong gia đình yêu cầu chia di sản thừa kế (phần của người mẹ đã mất).
Ban đầu người cha nói với các con sẽ đem phần tài sản của mình (1/2 giá trị nhà đất) và phần mình được hưởng di sản thừa kế của vợ (1/2 giá trị nhà đất chia đều cho 7 cha con, là hàng thừa kế thứ nhất) chia đều cho 6 người con. Như vậy sau khi bán nhà, tính ra mỗi người con sẽ được chia khoảng 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó người cha đổi ý, bảo sẽ đem toàn bộ phần của mình và phần mình được hưởng di sản của vợ cho một trong số 6 người con. Những người con còn lại chỉ được hưởng phần di sản của mẹ, trị giá khoảng 500 triệu đồng/người, cảm thấy quá “sốc”, không ai đồng ý. Có người “nổi khùng” to tiếng, lấy dao chém xuống mặt bàn dọa nạt, khiến cha phải rời nhà đi “lánh nạn”. Căng thẳng theo cha và các con đến chốn pháp đình.
Trước câu hỏi của vị thẩm phán, tại sao lại thay đổi ý định về cách phân chia tài sản của mình mà cách đó sẽ gây nên tị nạnh, mâu thuẫn bất hòa trong con cháu, người cha lý giải, những đứa con khác chỉ nhăm nhe tài sản, thậm chí bất hiếu. Chỉ duy nhất một người biết hiếu thuận với cha già. Đồng thời, với việc thay đổi quyết định về phân chia tài sản, ông đã chuyển đến sống với vợ chồng người này. “Người con từng có hành vi đe dọa người mua ngăn cản không cho cha bán nhà, dùng dao chém xuống bàn đe dọa cha, đã nhận lỗi và xin cha tha thứ, nhưng ông vẫn không thay đổi ý định. Tôi cũng ướm hỏi người con được cha cho toàn bộ tài sản, có thể san sẻ bớt cho anh em của mình. Đương sự này trả lời điều đó phụ thuộc vào thiện chí của các “đối phương”. Tuy nhiên thật đáng tiếc, tại buổi hòa giải ánh mắt, thái độ của các đương sự (anh em ruột) hoàn toàn trái ngược với hai chữ “thiện chí”. Họ nhìn nhau như những người xa lạ, thậm chí hằn học, tức tối” - nữ thẩm phán lắc đầu. Chị cho biết đã giải thích pháp luật cho tất cả các đương sự, rằng những người con chỉ được hưởng phần di sản của mẹ. Phần tài sản của người cha, muốn cho ai đó là quyền của ông chứ không bắt buộc phải chia đều. Đừng “nặng nề” điều đó mà dẫn đến anh em bất hòa không nhìn mặt nhau, mất tình ruột thịt...
Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Ngày 7/5/1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

17 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, tướng De Castries (Đờ Cát) cùng toàn bộ Bộ tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó, quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch chạy về Thượng Lào. Đến 24 giờ, toàn bộ quân địch đã đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Ngày 7 5 1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng
Điện Biên rộn ràng trước giờ khai lễ

Trước giờ khai Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên, nhiều người dân Điện Biên trải qua một đêm không ngủ để chờ đón sự kiện trọng đại của đất nước.

Điện Biên rộn ràng trước giờ khai lễ
Return to top