ClockThứ Năm, 06/07/2023 08:36

Chi lương hưu tháng 7 như mức cũ, sẽ truy thu phần tăng lương

Do Nghị định 42 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng lên 12,5 - 20,8% từ ngày 1/7 nhưng phải tới 14/8 mới có hiệu lực nên tháng 7 người hưởng lương hưu, trợ cấp vẫn nhận mức lương như tháng 6/2023. Người hưởng sẽ truy thu phần tăng lương vào các tháng sau.

Tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2023Sẽ điều chỉnh tăng lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995 cho khoảng 230.000 ngườiLương tối thiểu vùng tăng: Công nhân vừa mừng, vừa loNgười lao động được hưởng lương theo quy định và cao hơn

leftcenterrightdel
 Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tại Hải Dương. Ảnh: TTXVN

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội, để kịp thời chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 7/2023 cho người hưởng, cơ quan BHXH tạm thời thực hiện chi trả theo mức hưởng tháng 6/2023. Khi có thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và văn bản chỉ đạo của BHXH Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội sẽ điều chỉnh theo quy định.

BHXH Thành phố Hồ Chí Minh cũng ra thông báo tương tự.

Trước đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2023/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng, có hiệu lực thi hành từ ngày 14/8, các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 1/7.

Theo đó, từ ngày 1/7, nhà nước tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP (người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng trước ngày 1/1/2022).

Bên cạnh đó, điều chỉnh tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ ngày 1/1/2022 đến trước ngày 1/7.

Những người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng trước ngày 1/1/1995 theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, sau khi thực hiện điều chỉnh theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 42/2023/NĐ-CP nếu có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:

Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng; Tăng lên bằng 3.000.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.000.000 đồng/người/tháng.

Ông Đỗ Ngọc Thọ, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH, thuộc BHXH Việt Nam, cho biết hôm 29/6 Chính phủ ban hành Nghị định 42 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng lên 12,5 - 20,8% so với mức hiện hưởng, tùy từng nhóm. Quy định thực hiện từ ngày 1/7 song văn bản này tới 14/8 mới có hiệu lực. Vì thế, tháng 7 người hưởng lương hưu, trợ cấp vẫn nhận mức lương như tháng 6.

"Khi nghị định có hiệu lực và thông tư hướng dẫn ban hành, BHXH Việt Nam sẽ chỉ đạo ngành dọc truy trả phần chênh lệch từ tháng 7 mà người dân chưa được nhận", ông Thọ cho biết.

Trên Cổng thông tin của Bộ LĐTBXH, dự thảo Thông tư hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng đang được lấy ý kiến nhân dân đến ngày 7/8.

Theo Nghị định 42, các nhóm được tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng gồm: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, người lao động; quân nhân, công an, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp theo quyết định của Hội đồng Chính phủ năm 1979.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN:
“Của để dành” cho mai sau

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn của Đảng và Nhà nước. Tham gia BHXH tự nguyện, người dân không chỉ được Nhà nước hỗ trợ mức đóng mà còn được hưởng nhiều quyền lợi thiết thực, là “của để dành” khi hết tuổi lao động.

“Của để dành” cho mai sau
Không có lương hưu, người cao tuổi chật vật mưu sinh

Toàn tỉnh có hơn 33 ngàn người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) được chi trả lương hưu hàng tháng, chỉ chiếm xấp xỉ 24% tổng số người cao tuổi (NCT) trên địa bàn, số còn lại phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có nguồn thu nhập ổn định.

Không có lương hưu, người cao tuổi chật vật mưu sinh
Return to top