ClockThứ Sáu, 18/10/2024 12:50

Chủ động các kịch bản phù hợp với từng địa bàn trong thiên tai

TTH - Việc giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tài sản và người trong thiên tai, bão lũ, theo đại diện Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) thị xã Hương Trà chính là phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” và xây dựng các kịch bản phù hợp với từng địa bàn...

Thư cảm ơn về việc ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai “Nhận diện” sớm nguy cơ để ngăn ngừa thiệt hại do mưa lũ“Trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai”

 Người dân vùng xung yếu ở Hương Trà luôn chủ động các phương án trong mùa bão lũ

Chủ động phòng tránh

Bình Tiến và Bình Thành là 2 xã vùng núi của thị xã Hương Trà, với đặc thù địa hình khá phức tạp, có độ dốc cao và có nhiều sông, suối bao bọc, vì vậy có nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất trong mùa mưa bão. Rút kinh nghiệm trường hợp sạt lở trong mùa mưa lũ năm 2023, với 2 vụ sạt lở đất tại xã Bình Tiến và xã Bình Thành, dù không gây thiệt hại về người, nhưng đã gây ảnh hưởng lớn đối với tài sản người dân và thành quả kinh tế - xã hội mà cấp ủy, chính quyền địa phương dày công xây dựng. Vì vậy, mùa mưa bão năm nay, chính quyền các xã vùng núi Hương Trà đã xây dựng chi tiết các phương án, kịch bản ứng phó với từng tình huống thiên tai. Trong đó, đặc biệt chú trọng phương án ứng phó với lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ theo phương châm "4 tại chỗ", lấy phòng là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.

 Chủ tịch UBND xã Bình Tiến, ông Trần Đăng Quang cho biết, các thành viên trong Ban Chỉ huy PCTT & TKCN của xã được phân công xuống tận cơ sở để đôn đốc xây dựng phương án ứng phó tại địa bàn mình phụ trách sát với tình hình thực tế. Đồng thời, những nơi xung yếu đều bố trí phương tiện, nhân lực, cơ sở vật chất cần thiết tại chỗ để chủ động giải quyết tình huống xảy ra, không trông chờ ỷ lại vào cấp trên.

Khác với vùng núi, tại xã Hương Toàn, trong những ngày này các thành viên Ban Chỉ huy PCTT & TKCN của xã và Tổ xung kích PCTT ở các thôn tích cực đi khảo sát, nắm tình hình và lập danh sách từng  hộ gia đình có khả năng bị ngập sâu trong mưa lũ. Do địa hình vùng trũng, dễ bị cô lập nên địa phương chú trọng xây dựng kịch bản, phương án ứng phó trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra phù hợp với từng thôn, cụm dân cư. Ngoài củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT & TKCN của xã, thôn, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và công tác hậu cần theo phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền xã chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin diễn biến tình hình bão lụt, giúp người dân chủ động nắm bắt và có phương án ứng phó kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Phân chia địa bàn theo mức độ khác nhau

Với phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”, ngay từ đầu năm, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN thị xã Hương Trà chỉ đạo các xã, phường chủ động xây dựng các phương án ứng phó với từng tình huống thiên tai sát với tình hình thực tế của địa phương. Trong đó chú trọng công tác “phòng là chính”, phát huy hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” nhằm ứng phó kịp thời, hiệu quả với mọi tình huống xảy ra tại địa bàn thôn, tổ dân phố, cụm dân cư. Đến nay, thị xã đã phân chia địa bàn với các phương án, sẵn sàng di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bão đổ bộ là 652 hộ/1.990 khẩu; số hộ sơ tán di dời do ngập lụt là 382 hộ/1.063 khẩu; sơ tán di dời do lũ quét, sạt lở đất hơn 160 hộ/580 khẩu. Cùng với đó, chuẩn bị đầy đủ các phương án về lực lượng, phương tiện, hậu cần sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra.

Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà, ông Nguyễn Viết Hà cho biết thêm, để chủ động ứng phó với mọi diễn biến do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN thị xã đã phân chia các địa bàn có khả năng bị ảnh hưởng bão lũ với các mức độ khác nhau như khu vực dự kiến xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất; khu vực ngập sâu và khu vực có thể xảy ra giông, lốc... Đây là căn cứ để các địa phương triển khai biện pháp phòng, chống phù hợp với đặc điểm tình hình. Chính quyền địa phương cũng thường xuyên kiểm tra tình hình tại các địa bàn xung yếu để có phương án đảm bảo trước, trong và sau bão lũ. UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương lập phương án chi tiết sơ tán, bảo vệ dân ở những nơi có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và các vùng thấp trũng; có kế hoạch di dời dân đến nơi an toàn như trụ sở cơ quan, nhà họp thôn và trường học nơi gần nhất khi có tình huống xảy ra. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, vận động từng gia đình, cộng đồng thôn, TDP tiến hành kiểm tra, giúp nhau tự chuẩn bị sẵn sàng về nhu yếu phẩm, giằng chống nhà cửa, phương tiện cứu sinh, chỗ sơ tán khi cần thiết...

Trong điều kiện khí hậu biến đổi ngày càng gay gắt, tình hình thiên tai, bão lũ, sạt lở đất diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường như hiện nay, việc chủ động xây dựng các phương án ứng phó với các tình huống thiên tai phù hợp với từng địa bàn của chính quyền các cấp ở Hương Trà và tinh thần cảnh giác, chủ động ứng phó của người dân sẽ là yếu tố quan trọng, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi thiên tai, bão lũ xảy ra.

Bài, ảnh: Trí Dũng
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh

Xây dựng trường học an toàn, cộng đồng an toàn, các trường học, nhiều tổ chức và hội chữ thập đỏ các cấp đã tổ chức các lớp tập huấn giúp học sinh trang bị kỹ năng cần thiết mùa mưa bão.

Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh
Hướng đi phù hợp của Hương Thủy

Là cửa ngõ phía nam của TP. Huế, TX. Hương Thủy có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và thương mại. Sự đầu tư và chuyển biến thời gian qua cho thấy, thị xã đã có hướng đi phù hợp với tiềm năng, lợi thế này.

Hướng đi phù hợp của Hương Thủy
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Chủ động ứng phó thiên tai theo từng tình huống

Các chủ đầu tư công trình thủy điện đã chuẩn bị đầy đủ thiết bị, vật tư cùng nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai, chủ động trước mọi tình huống xảy ra.

Chủ động ứng phó thiên tai theo từng tình huống
Return to top