ClockThứ Sáu, 29/11/2024 15:44

Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu-Quốc Tử giám

Sáng 29/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đã đến thăm Văn Miếu-Quốc Tử Giám và thưởng thức phẩm trà quý của Việt Nam.

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự APEC 2024

Chủ tịch nước và Quốc vương Campuchia thăm Văn Miếu-Quốc Tử Giám. 

Giới thiệu với Quốc vương về quần thể Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Chủ tịch nước cho biết đây là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi có 82 tấm bia Tiến sĩ được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới toàn cầu. Nơi đây cũng từng đón tiếp Thái Thượng Hoàng Norodom Sihanouk và Hoàng Thái Hậu trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tháng 12/1995.

Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về Tứ Đại Danh Trà shan tuyết cổ thụ Suối Giàng, những phẩm trà tinh túy được thu hái và chế biến từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên đỉnh Suối Giàng của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái được sương mù bao phủ quanh năm. Đây là những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo cũng được giới thiệu về kỹ pháp pha trà, phong cách uống trà của người Việt Nam.

 Chủ tịch nước và Quốc Vương Campuchia thưởng trà.

Cùng thưởng thức trà quý hiếm có vị thanh tao, nhẹ nhàng và tinh tế, Chủ tịch nước chia sẻ, cây chè luôn gắn bó mật thiết với đời sống người Việt Nam. Tục thưởng trà của người Việt đã tạo nên một bản sắc mà dân gian vẫn gọi là “hồn trà Việt”, được lưu truyền trong lịch sử đất nước qua những câu ca dao, tục ngữ, điệu hò, và những áng thi văn bất hủ. Chủ tịch nước cũng đã trao đổi với Quốc vương về phong cách và nghệ thuật uống trà của người Việt Nam với nhiều hình thức rất đa dạng, từ độc ẩm (thưởng thức một mình), đối ẩm (thưởng thức hai người) cho tới quần ẩm (thưởng thức nhiều người), trong đó người Việt chọn uống trà đối ẩm để thể hiện tình cảm chân thành nhất đối với người bạn tâm giao, tri âm, tri kỷ thân thiết của mình, cùng nhau bàn chuyện gia đình, xã hội, ôn lại những chuyện đã qua và cùng hướng tới những gì tốt đẹp nhất.

Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng thấy rằng thời gian qua quan hệ hai nước chúng ta tiếp tục phát triển ổn định; sự tin cậy, gắn bó giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước ngày càng được củng cố và tăng cường; tin tưởng trên cương vị cao cả của mình, Quốc vương sẽ tiếp tục vun đắp cho quan hệ tốt đẹp đó, đồng thời quan tâm ủng hộ việc tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc về sự gắn bó, đoàn kết, hy sinh cho nhau giữa hai nước, hai dân tộc và tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam-Campuchia.

 Chủ tịch nước và Quốc vương Campuchia nghe giới thiệu về trà quý.

Chủ tịch nước cũng chúc Quốc vương mạnh khỏe, luôn là cây cao, bóng cả che chở và tiếp tục dẫn dắt nhân dân Campuchia giành nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Trước đó, sáng cùng ngày, Quốc vương Norodom Sihamoni và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đến thăm chùa Quán Sứ - ngôi cổ tự linh thiêng bậc nhất Hà Nội.

Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch nước Lương Cường: Niềm tin của người dân Peru vào Bitel chính là niềm tin với Việt Nam

Thăm, làm việc với Công ty Viettel Peru (Bitel) - liên doanh của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) tại Peru chiều 12/11, giờ địa phương (sáng 13/11 giờ Hà Nội) Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, thành công của Bitel cho thấy tiềm năng và trí tuệ Việt Nam hoàn toàn có thể vươn ra thế giới, cạnh tranh bình đẳng trên các thị trường quốc tế; thành công của Bitel là thành công của Việt Nam và niềm tin của người dân Peru vào Bitel chính là niềm tin với Việt Nam.

Chủ tịch nước Lương Cường Niềm tin của người dân Peru vào Bitel chính là niềm tin với Việt Nam
Thưởng trà tại Huế: Nên là sản phẩm du lịch

Dù Huế không là nơi có vùng nguyên liệu đủ lớn để sản xuất trà mang tính hàng hóa, nhưng Huế lại là nơi có nền tảng văn hóa đủ để quảng bá các sản phẩm trà. Tại sao không biến trà trở thành sản phẩm du lịch của vùng đất Cố đô?

Thưởng trà tại Huế Nên là sản phẩm du lịch
Return to top