ClockThứ Sáu, 19/03/2021 14:47

Chuẩn bị nội lực, đón cơ hội

TTH - Sau nhiều tranh luận về tính khả thi, sự bình đẳng xã hội, đến nay sáng kiến “hộ chiếu vắc-xin” được nhiều quốc gia nghiêm túc xem xét, áp dụng nhằm tận dụng cơ hội sớm phục hồi các ngành kinh tế, nhất là ngành du lịch.

Giấy thông hành thời COVID-19

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ với Ban chỉ đạo quốc gia và các địa phương ngày 17/3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành liên quan nghiên cứu từng bước mở lại các đường bay quốc tế, chuẩn bị tốt nhất các phương án triển khai áp dụng “hộ chiếu vắc- xin” và giao thương có sự kiểm soát.

Chỉ đạo của Thủ tướng xuất phát từ tình hình thực tế và kết quả đạt được trong việc phòng chống, kiểm soát dịch COVID-19 của nước ta thời gian qua, nhằm thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Cùng với đó là nỗ lực và kết quả kiểm soát dịch của các nước ngày càng tốt hơn, dịch bệnh suy giảm, tiêm chủng được triển khai trên diện rộng tại nhiều quốc gia và đang được triển khai khẩn trương tại nước ta theo lộ trình.

Tuy nhiên, việc áp dụng “hộ chiếu vắc- xin” để khai thác nguồn khách quốc tế, thúc đẩy phục hồi du lịch không phải là điều đơn giản, cần có sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng. Bởi thực tế, với tốc độ cung ứng và tiến độ tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 trên thế giới hiện vẫn còn chậm, dự báo đến cuối năm 2021, đầu năm 2022 mới có độ bao phủ tương đối ở các quốc gia phát triển. Trong khi đó, với sự xuất hiện của các chủng virus mới nguy hiểm hơn, nguy cơ dịch bệnh luôn thường trực nên việc áp dụng “hộ chiếu vắc-xin” càng phải thận trọng hơn.

Hơn nữa, để “hộ chiếu vắc- xin” được thông suốt từ quốc gia đến các địa phương cần có hành lang pháp lý rõ ràng, quy định áp dụng thống nhất giữa các bộ, ngành, địa phương để không xảy ra “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” khiến các doanh nghiệp du lịch và du khách bị mắc kẹt ở giữa.

Với một địa phương mà ngành dịch vụ, du lịch giữ vai trò là ngành kinh tế chủ lực như Thừa Thiên Huế, dịch COVID-19 khiến nền kinh tế của tỉnh giảm sút nghiêm trọng. Theo số liệu công bố của Cục Thống kê tỉnh, năm 2020 tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tăng 2,06% so cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua, thấp hơn nhiều mức tăng 7,18% của năm 2019. Riêng khu vực dịch vụ giảm 0,79% (năm 2019 tăng 7,39%), đóng góp âm 0,38 điểm %. Tính chung cả năm 2020 lượt khách phục vụ tại các cơ sở lưu trú giảm 54,82% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế giảm 76,21%. Dự ước doanh thu cơ sở lưu trú năm 2020 ước đạt 792,3 tỷ đồng, bằng 45,15% so năm trước.

Năm 2021, ngành du lịch đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch phát triển du lịch với 3 kịch bản, gồm phương án thấp, trung bình và cao. Trong đó kịch bản phát triển cao đã tính đến việc dịch bệnh được kiểm soát tốt trong nước và trên thế giới, thì du lịch Huế sẽ phục hồi nhanh, đón khoảng 4-4,5 triệu lượt khách, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, khách nội địa chiếm khoảng 70-80%, doanh thu du lịch ước đạt gấp 2 lần.

Tuy dịch bệnh trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng “hộ chiếu vắc-xin” là một yếu tố tích cực trong việc mở các đường bay quốc tế, đón khách du lịch, giúp các ngành kinh tế nói chung, ngành du lịch nói riêng phục hồi nhanh.

Để đón cơ hội mới, vào cuối tuần này, hội nghị “Phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong trạng thái bình thường mới” sẽ được UBND tỉnh tổ chức. Đây là diễn đàn, cơ hội để các doanh nghiệp du lịch hiến kế, cùng các ban ngành liên quan tìm các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch trong trạng thái bình thường mới, từng bước đưa ngành du lịch tỉnh nhà trở lại bình thường. Điều quan trọng, các doanh nghiệp du lịch cần sớm chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách trong tình hình mới.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Hợp tác mang đến cho người học cơ hội trải nghiệm quốc tế

Chiều tối 4/12, Trường cao đẳng Du lịch Huế phối hợp Phòng Nghề và Thủ công Ile-de-France (Cộng hòa Pháp) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận khung hợp tác nhằm mang đến cho người học việc cơ hội có được trải nghiệm quốc tế phong phú cùng nhiều nội dung quan trọng khác.

Hợp tác mang đến cho người học cơ hội trải nghiệm quốc tế
Return to top