ClockThứ Tư, 08/11/2017 13:35

Chung sức dọn lụt

TTH.VN - Các ban ngành chức năng cùng người dân chung tay khắc phục hậu quả mưa lụt theo phương châm nước rút tới đâu khắc phục tới đó.

* UBND TP. Huế triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do cơn lũ dài ngày

Hiện, Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế huy động 294 công nhân và 17 xe chuyên dụng vận chuyển, tập trung thu gom rác nhà và rác đường phố; Trung tâm công viên cây xanh chống sửa 40 cây đường phố bị bật gốc, ngã đổ và giải tỏa nhiều cây cổ thụ gãy đổ. Ngoài ra, UBND TP. Huế hợp đồng với Công ty đường bộ 2 sử dụng các xe ủi khẩn trương ủi các tuyến đường có lụt lớn và có bùn non từ 30-40cm, đồng thời chỉ đạo tất cả các phường ra quân xịt bùn, trả lại mặt đường sạch đẹp sau lũ.

Công ty Công viên cây xanh chống đỡ cây xanh trên địa bàn TP. Huế. Ảnh: Thanh Hương

Đường Bùi Thị Xuân đã thông xe, song lực lượng chức năng phải dựng bảng chắn vì có nhiều đoạn hư hỏng nặng. Ảnh: Thanh Hương

Công nhân Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế khắc phục sự cố điện sau lũ. Ảnh: Thanh Hương

Người dân cùng khu phố ở đường Nguyễn Lộ Trạch chung tay dọn rác. Ảnh: Thi Thư

Nhiều phương tiện cũng được huy động để dọn dẹp đường phố. Ảnh: Hồ Ngọc Sơn

Mưa ngập kéo dài khiến bùn đất dày đặt, việc dọn vệ sinh gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Hồ Ngọc Sơn

Công nhân dọn rác trên đường Nguyễn Trãi với khối lượng gấp nhiều so với ngày thường. Ảnh: Thi Thư

* Đoàn viên thanh niên ra quân vệ sinh môi trường sau lũ

Chiều 8/11, Tỉnh đoàn huy động lực lượng phản ứng nhanh tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lũ tại một số điểm trên địa bàn thành phố.

Xịt rửa bùn non tại tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng

rực thuộc và Thành đoàn Huế, tiến hành nạo vét bùn non và tổng dọn vệ sinh khai thông các tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, Bạch Đằng và các trường học trên địa bàn phường Phú Hòa, Phú Hiệp.

Tham gia đợt ra quần lần này có gần 500 đoàn viên thanh niên đến từ các đơn vị Đoàn trực thuộc và Thành đoàn Huế, tiến hành nạo vét bùn non và tổng dọn vệ sinh khai thông các tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, Bạch Đằng và các trường học trên địa bàn phường Phú Hòa, Phú Hiệp.

Lực lượng đoàn viên thanh dọn dẹp bùn non.

Anh Trần Gia Công, Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: "Nước rút đến đâu chúng tôi huy động lực lượng đoàn viên thanh niên giúp dân đến đó. Đồng thời tiến hành vận động quyên góp để tặng quà cho các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ. 

   .

Huy động phương tiện cơ giới để đảm bảo công tác dọn dẹp được nhanh chóng

*Chiến sĩ bộ đội cùng tham gia khắc phục hậu quả sau mưa lũ

Chiều 8/11, Bộ CHQS tỉnh đã huy động 120 cán bộ, chiến sĩ tổ chức tổng dọn vệ sinh, làm sạch môi trường tại các khu vực thuộc nội thành thành phố Huế và Trường Tiểu học số 1 Hương Vinh, Thị xã Hương Trà.

Để giúp đỡ Nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra, bảo đảm sớm ổn định cuộc sống, cán bộ chiến sĩ bộ CHQS tỉnh đã trực tiếp tổng dọn vệ sinh, làm sạch môi trường, khơi thông hệ thống cống rãnh, nạo vét bùn lầy đất đá các tuyến đường bị ngập, vớt rác thải dọc sông Ngự Hà đoạn từ Cống Cầu kho đến Cống Hắc báo; vệ sinh môi trường, sửa chữa lại bàn ghế, quét dọn bùn đất trong các trường học và dọn dẹp sữa chữa lại nhà cửa bị hư hỏng cho một số hộ dân.

Cán bộ chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh quét dọn vệ sinh khu vực các trục đường giao thông 

Với phương châm “nước rút đến đâu thì dọn vệ sinh đến đó”; chỉ trong chiều 8/11, các cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh cùng với các lực lượng đã dọn dẹp hàng nghìn mét khối bùn đất, rác thải ứ đọng do lũ gây ra, trả lại môi trường sạch sẽ, cảnh quan sạch đẹp, thông thoáng cho các tuyến đường giao thông.

Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh dọn bùn đất tại trường Tiểu học số 1 Hương Vinh, Thị xã Hương Trà. 

Trong khi đó, ở các địa phương Phú Vang, Hương Trà, Phong Điền, người dân cũng tranh thủ dọn dẹp khi nước rút dần: 

Người dân thôn Lại Ân, xã Phú Mậu (huyện Phú Vang) vệ sinh sau lũ. Ảnh: Quỳnh Anh

Cán bộ UBND xã Phú Mậu dọn dẹp cơ quan sau khi nước rút. Ảnh: Quỳnh Anh

Xe thu gom, vận chuyển rác thải phải hoạt động hết công suất ở Hương Trà. Ảnh: Liên Minh

Sáng 8/11, Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà ra quân xử lý môi trường bằng biện pháp phun Cloruamin ở chợ và các điểm trường học tại phường Hương Hồ sau khi nước rút dần. Ảnh: Minh Văn

 

Lấy mẫu kiểm tra thực phẩm tại chợ Hương Hồ vào sáng 8/11. Ảnh: Minh Văn

Cán bộ Trung tâm Y tế Hương Trà cung cấp thông tin giúp chị em tiểu thương chợ Hương Hồ phòng dịch bệnh. Ảnh: Minh Văn

Bác sĩ CK II Lê Đức Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà  cho biết, Trung tâm rà soát, cung cấp đầy đủ thuốc, hóa chất, phương tiện phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh đến các xã, phường. Hiện nay mưa lũ còn diễn biến phức tạp nhưng Trung tâm đã cử cán bộ hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị y tế cơ sở triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng phòng ngừa dịch bệnh truyền nhiễm tại phường Hương Hỗ, Hương Chữ, Tứ Hạ. Các địa phương còn ngập nước sẽ triển khai trong những ngày tới với tinh thần “nươc rút đến đâu làm vệ sinh đến đó”.

Trưa 8/11, các xã Hòa Bình Chương (Phong Điền), người dân tranh thủ nước rút dọn dẹp nhà cửa, bùn đất và những người được di dời khỏi "điểm lũ" đã được đưa về nhà. 

Tranh thủ nước rút, người dân Ma Nê (Phong Chương) dọn dẹp nhà cửa

Tại thôn Đại Phú (Phong Chương) những ngày qua, có cả trăm hộ dân bị nước tràn vào nhà hoặc mấp mé ngoài sân.

Người dân vận chuyển đồ đạc trở lại nhà

Các tuyến đường liên thôn, xóm đều bị ngập nặng. Đến trưa 8/11, mặc dù mực nước sông đã rút nhưng nhiều tuyến đường vẫn còn ngập sâu, không biệt đâu là đường, đâu là sông, ruộng. Bà Nguyễn  Kim Thủy (thôn Đại Phú) cho biết, mặc dù nước rút từ sáng trước nhưng hôm qua lại lên lại rất nhanh.

Nhiều nơi ở Vân Trình (Phong Bình) người dân vẫn phải di chuyển bằng thuyền

Rất may trước đó bà con đã có chuẩn bị nhu yếu phẩm, dùng bao cát chắn nhà cửa, bảo vệ vật nuôi nên thiệt hại nhẹ. Trong ngày hôm nay, tranh thủ nước rút sẽ ra dọn bùn đất ở sân nhà, đường liên xóm". Từ các đường thôn, xóm, nhiều ngời dân chủ yếu là trẻ nhỏ, người già được người thân, cán bộ xã đưa từ vùng di dời trở lại nhà.

Từ thôn Đại Phú nhìn qua con hói Ma Nê (thôn Ma Nê, Phong Chương), nước vẫn ngập trắng trời. Tại đây, nhiều hộ dân vẫn còn cô lập, nước bao vây tứ bê. Hoạt động đi lại của người dân nơi đây chủ yếu bằng thuyền.

Người dân Đại Phú (Phong Bình) tất bật dọn lũ sau khi nước rút

Thôn Vân Trình (xã Phong Bình) vốn là vùng trũng - nơi được mệnh danh là "tiểu miền Tây xứ Huế", thấp hơn mực nước biển nên người dân nơi đây vốn có kinh nghiệm trong việc "chống chung" với lũ.

Theo UBND xã Phong Chương, toàn xã từ hôm qua còn 600 hộ bị ngập. Đến sáng nay, nước sông đã rút, nhiều hộ gia đình tranh thủ dọn nhà cửa, dùng thuyền di chuyển người thân trở lại nhà.

Trên tuyến tỉnh lộ 11C, dẫn ra địa bàn các xã Quảng Thái (Quảng Điền), Phong Chương, Phong Bình (Phong Điền), nhiều diểm nước từ rú cát tràn qua đường, sâu từ 0,5-1m.

Kê lại bao cát phòng khi nước lên trở lại

Nhiều phương tiện qua lại buộc phải đi tuyến đường này. Người dân qua khu vực này phải dắt bộ. Trên tuyến Nguyễn Chí Thanh dẫn ra Quảng Điền, người dân cũng dùng thuyền vận chuyển xe máy từ vùng trung lên TP Huế. Bún từ làng bún Vân Cù cũng người dân cấp tấp đưa lên phố sau ngay mưa lũ.

Tin, ảnh: Nhóm PV- CTV 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để đường sá hư hỏng, chia cắt khi mưa lũ

Đó là phương châm xuyên suốt của ngành giao thông vận tải (GTVT) tỉnh trong thời gian gần đây về phòng, chống lụt bão. Với phương châm đó, ngành GTVT thường xuyên rà soát, bổ sung phương án qua mỗi trận mưa, cơn bão để gia cố, phòng tránh hợp lý, giữ mạch giao thông thông suốt.

Không để đường sá hư hỏng, chia cắt khi mưa lũ
Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
Return to top