ClockThứ Tư, 02/10/2024 14:12

Chung tay giúp người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cả nước còn gần 154 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Nguồn kinh phí cần huy động là hơn 6.500 tỷ đồng. Lễ công bố và phát động ủng hộ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ sớm diễn ra nhằm kêu gọi sự chung tay của cộng đồng cho hoạt động ý nghĩa này.

Phát động thi đua cao điểm chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

 Lực lượng vũ trang cùng các đoàn thể chính trị xã Huyền Hội, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, hỗ trợ người dân xây nhà. (Ảnh: KHỞI - GIANG)

Gần 154 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin về công tác triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết, qua báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo tiêu chí do Bộ Xây dựng quy định, số nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ là 153.881 căn, trong đó, có 106.967 nhà xây mới (68.565 hộ nghèo, 38.402 hộ cận nghèo), 46.914 nhà sửa chữa (27.188 hộ nghèo, 19.726 hộ cận nghèo).

Trên phạm vi cả nước, mới có hai địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát là Hà Nội và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Số nhà tạm, nhà dột nát của hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ là 153.881 căn, trong đó, có 106.967 nhà xây mới (68.565 hộ nghèo, 38.402 hộ cận nghèo), 46.914 nhà sửa chữa (27.188 hộ nghèo, 19.726 hộ cận nghèo).

Kinh phí cần huy động bổ sung để xóa nhà tạm, nhà dột nát cần khoảng 6.522,877 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí đã huy động được tại lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đến năm 2025 vào ngày 13/4/2024 tại Hòa Bình là 320 tỷ đồng; kinh phí địa phương đã vận động được là 44,178 tỷ đồng.

Mức hỗ trợ với chính sách này là 50 triệu đồng đối với hộ xây mới nhà ở, và 25 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà ở. Số tiền này bằng mức hỗ trợ từ Quỹ Vì người nghèo hiện nay.

Từ đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã xây dựng phương án huy động, phân công hỗ trợ trong Kế hoạch hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Tháng 7/2024, Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo (sau đây gọi tắt là Quỹ) đã chính thức ra đời. Mục đích là tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định pháp luật.

Kinh phí cần huy động bổ sung để xóa nhà tạm, nhà dột nát cần khoảng 6.522,877 tỷ đồng. Mức hỗ trợ với chính sách này là 50 triệu đồng đối với hộ xây mới nhà ở và 25 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà ở, bằng mức hỗ trợ từ Quỹ Vì người nghèo hiện nay.

Theo kế hoạch, lễ công bố và phát động ủng hộ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được tổ chức vào đầu tháng 10 này. Chương trình dự kiến được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông gửi tin nhắn cho các thuê bao di động (tin nhắn thoại và Zalo) để tuyên truyền, vận động người dân tham gia đóng góp ủng hộ Quỹ.

Tiếp tục các chính sách hỗ trợ nhà cho người nghèo, người khó khăn

Theo Bộ Xây dựng, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm giải quyết vấn đề nhà ở và ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao đời sống, hỗ trợ các hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững của các hộ dân nghèo có khó khăn về nhà ở.

Các chính sách được xây dựng ban hành, thực hiện trong những giai đoạn khác nhau, phù hợp với tình hình kinh tế chung của đất nước, suất đầu tư xây dựng nhà ở từng giai đoạn cũng như các nhóm đối tượng ưu tiên.

Bên cạnh đó, công tác xóa đói, giảm nghèo, chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát là việc chung của toàn xã hội, nhiều tổ chức, cá nhân khác cũng tham gia. Có năm chính sách đã được ban hành, thực hiện trong giai đoạn vừa qua với được một số kết quả như sau.

Trước hết là hỗ trợ nhà ở tại các huyện nghèo.

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo nằm trong Dự án 5 của Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của Chương trình hỗ trợ nhà ở cho khoảng 100.000 hộ nghèo và cận nghèo.

Mức hỗ trợ trực tiếp là 40 triệu đồng/hộ xây mới, 20 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà ở, ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10% so với mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

Thời gian thực hiện từ 2022-2025. Đến thời điểm hiện nay, chương trình đã hỗ trợ được hơn 35.000 hộ.

Tiếp đó là hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Mục tiêu ban đầu hỗ trợ nhà ở cho khoảng 18.500 hộ nghèo. Mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách trung ương là 40 triệu đồng/hộ xây mới, 20 triệu đồng đối với hộ sửa chữa nhà ở, ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 10% so với mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

Ngoài ra, hộ gia đình còn được vay vốn ưu đãi về lãi suất để làm nhà ở từ Ngân hàng Chính sách xã hội với mức tối đa là 40 triệu đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2021-2025, Ủy ban Dân tộc là đơn vị chủ trì thực hiện nội dung này.

Đến nay, Chương trình đã hỗ trợ được hơn 8.000 căn nhà cho các hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Cùng với đó là chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng.

Ngày 26/4/2013/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Theo đó, mức hỗ trợ đối với trường hợp xây mới nhà ở là 40 triệu đồng/hộ; đối với trường hợp sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở là 20 triệu đồng/hộ. Chương trình được thực hiện từ năm 2013-2019.

Theo báo cáo của các địa phương, tính từ đầu chương trình đến thời điểm kết thúc thực hiện chính sách vào ngày 31/12/2019, cả nước đã hỗ trợ cho 339.176 hộ (đã bao gồm 4.276 hộ được hỗ trợ bằng các nguồn kinh phí khác) đạt tỷ lệ 96,7% so với số liệu thực tế.

Ngày 5/8/2024, Bộ Xây dựng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ. Theo đó, số lượng hộ người có công cần hỗ trợ về nhà ở trên cả nước khoảng 110.000 hộ.

Tiếp nữa là hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn

Ngày 10/8/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015. Chính sách không hỗ trợ trực tiếp mà hộ gia đình chỉ được vay mức tối đa là 25 triệu đồng/hộ với lãi suất ưu đãi là 3%/năm. Vì vậy, nhiều hộ gia đình không cân đối được nguồn vốn để tham gia xây dựng nhà ở bảo đảm quy định đề ra của chương trình này.

Chương trình được thực hiện từ 2015-2020, với kết quả đã hỗ trợ nhà ở cho hơn 117.000 hộ nghèo, đạt tỷ lệ khoảng 50% so với Đề án.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang phối hợp cùng các bộ, ngành nghiên cứu dự thảo Quyết định hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo từ Quỹ cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Cuối cùng là hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, ngập lụt.

Ngày 28/8/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền trung.

Theo đó, ngân sách trung ương hỗ trợ từ 12 triệu đồng/hộ đến 16 triệu đồng/hộ tùy theo đơn vị hành chính mà hộ đang cư trú. Ngoài ra, các hộ còn được vay mức tối đa 15 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi 3%/năm.

Được triển khai từ năm 2014-2021 tại 13 địa phương, chương trình đã hỗ trợ khoảng 23.040/23.797 hộ nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở phòng, tránh bão, lụt, đạt tỷ lệ 96,82%.

Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chung tay vì người nghèo.

Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách được triển khai thực hiện trong thời gian qua trên địa bàn TX. Hương Trà đã góp phần tích cực thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Chung tay vì người nghèo
Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo

Phát huy lợi thế kinh tế vườn và phát triển chăn nuôi, thời gian qua chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể phường Thủy Biều (TP. Huế) đã huy động nguồn lực hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo cây, con giống cũng như bổ sung các tiêu chí thiếu hụt nhằm tạo sự đồng thuận, chung tay thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn thành phố.

Tạo sự đồng thuận, chung tay vì người nghèo
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Ngày 23/10, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Tháng cao điểm Vì người nghèo năm 2024 và hưởng ứng Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh trong năm 2025”. Tham dự có UVTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Tỉnh ủy Phạm Thị Minh Huệ, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành, địa phương.

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

TIN MỚI

Return to top