ClockThứ Bảy, 21/12/2024 15:00

Khởi nguồn từ một căn cước văn hóa

TTH - Võ Thành Thân là một trong những họa sĩ trẻ, góp phần làm nên công cuộc đổi mới nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm cá nhân “Mộng Ảnh” của anh đang diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP. Hồ Chí Minh) từ ngày 30/11 - 15/12/2024 - triển lãm quy tụ 14 bộ tác phẩm sơn dầu, thành quả của hơn ba năm nghiên cứu và sáng tạo miệt mài.

Có “Một mùa thu chưa xa” rất riêng của Trần Vĩnh ThịnhTriển lãm mừng ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam

 Họa sĩ Võ Thành Thân bên tác phẩm của mình

Các phẩm hiện diện trong triển lãm cho thấy các yếu tố có thể đại diện cho những truyền thống, nếp sống, biểu tượng cụ thể để nhận biết văn hóa Huế, như: áo dài, liễn giấy, hoa giấy Thanh Tiên, bánh ngũ sắc, am thờ… Qua tác phẩm của Võ Thành Thân chúng ta thấy rằng, nghệ thuật đóng vai trò bảo tồn, phát huy giá trị cổ xưa, bản sắc của văn hóa Huế và tái hiện trong một hình hài mới gắn với hội họa, gắn với xã hội đương đại. Từ đó, tác phẩm nhấn mạnh đến niềm tự hào của cộng đồng thông qua tác phẩm nghệ thuật và chính tác phẩm của anh góp phần xiển dương, quảng bá văn hóa Huế.

Họa sĩ Võ Thành Thân đã lấy văn hóa Huế làm đối tượng chính cho tác phẩm của mình. Như bộ “Căn cước bề trên” nói tín ngưỡng thờ cúng của người dân Cố đô; bộ “Ngũ thường” lấy cảm hứng từ hình ảnh những chiếc bánh ngũ sắc của Huế và năm đức tính của con người trong văn hóa Nho giáo xưa; tác phẩm “Nếp xưa” mô phỏng từ làng nghề hoa giấy Thanh Tiên nổi tiếng… Đó là nỗi trăn trở lớn của người họa sĩ về văn hóa Huế quê hương.

Cốt lõi là niềm tin vào tầm quan trọng của nghệ thuật, giáo dục và di sản của xứ sở đã hun đúc nên một phẩm chất sáng tạo. Chính bộ khung văn hóa tạo ra con người văn hóa nói chung, tạo ra họa sĩ nói riêng, đồng thời xem xét ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật trong mối quan hệ với quan niệm xã hội, cộng đồng nơi tác giả và tác phẩm hình thành, phát triển. Tác phẩm của Võ Thành Thân đã nối dài di sản, nối dài tinh thần văn hóa Huế. Vì chính tác phẩm hội họa của anh cũng chính là căn cước văn hóa Huế, điều này giải thích vì sao anh vẽ chính xác những gì nhìn thấy và cách anh nhìn thấy chúng như thế nào.

Quá trình thực hiện tác phẩm của Võ Thành Thân rất công phu, trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là việc phác thảo tạo bằng chất liệu giấy vò, từ giấy vụn, giấy nhàu nát, bị xé rách… Chất liệu giấy thay đổi từ giấy trắng đơn thuần sang giấy màu, giấy kim loại, các loại giấy tiền và gần đây là giấy vàng mã. Cách tạo hình cũng thường xuyên thay đổi, từ tạo hình điêu khắc, sắp đặt sang tạo hình cắt và xé dán giấy...

Tác phẩm của Võ Thành Thân không đơn giản chỉ nói về giấy. Võ Thành Thân muốn biến giấy vò thành những thứ có giá trị, gắn kết chúng thành một tổng thể hài hòa, thống nhất dưới hình hài của một tác phẩm nghệ thuật như anh quan niệm: “Những tờ giấy vò nhàu nát, rách rưới lẫn vụn vỡ như những thân phận mỏng manh, yếu đuối của một bộ phận con người. Nhưng nếu chúng ta biết kết hợp những thân phận yếu đuối này lại với nhau thì sẽ tạo thành một sức mạnh to lớn không gì có thể cản phá lại được”.

Tiếp cận các biểu tượng văn hóa tiêu biểu của xứ Huế, Võ Thành Thân đã sáng tạo nên tác phẩm mang đậm phong cách của riêng mình. Tranh của Võ Thành Thân vượt xa ngôn ngữ trong việc truyền tải cảm xúc con người và thách thức sự hiểu biết của chúng ta về sự thấu cảm đó. Điều này cho biết những cảm xúc mãnh liệt anh đang trải qua khi thực hiện các tác phẩm vì chính tác phẩm đã truyền tải đầy đủ các trải nghiệm của họa sĩ khi thực hành nghệ thuật. Tác phẩm cho thấy nội giới phong phú của Võ Thành Thân trong sự va đập của không - thời gian, văn hóa, lịch sử, tư duy sáng tạo và nhất là ý niệm về tính liên kết văn hóa xứ Huế với thực tại đang diễn ra.

Võ Thành Thân, sinh năm 1987, tại Huế, là một trong những gương mặt họa sĩ trẻ đương đại của Việt Nam với nhiều thể nghiệm và bước đầu để lại dấu ấn sáng tạo riêng trên con đường nghệ thuật. Anh từng đoạt giải Nhất cuộc thi Dogma 2015 cho bức chân dung tự họa với tác phẩm “Nỗi ám ảnh”; Giải Khuyến khích cuộc thi Họa sĩ trẻ chuyên nghiệp Viet Art Today 2016 với tác phẩm “Thế giới trong mắt tôi”; Giải Ba Giải thưởng Mỹ thuật trẻ Việt Nam - 2017 với tác phẩm “Ruột Huế”.


Bài, ảnh: LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế

Ngày 17/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải 3 cuộc thi: Sáng tác ca khúc về truyền thống, sáng tác logo truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh và cuộc thi viết “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân” tỉnh lần thứ 3, năm 2024; đồng thời, công bố phim tài liệu về lịch sử truyền thống LLVT tỉnh.

Trao giải 3 cuộc thi về lực lượng vũ trang Thừa Thiên Huế
Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến

Ngày 14/12, Đại hội Tim mạch học toàn quốc lần thứ 19 chính thức khai mạc, thu hút 2.200 đại biểu và hội viên trong, ngoài nước. Với chủ đề “Tim mạch học trong kỷ nguyên mới: Con đường bước ra thế giới", đại hội diễn ra với nhiều hoạt động đến ngày 15/12.

Tầm quan trọng của mạng lưới chăm sóc sức khỏe tim mạch đa tuyến
“Huế rất riêng, đó là niềm cảm hứng trong sáng tác của tôi”

“Ngoài đề tài văn hóa di sản của Huế, điều mà tôi ấn tượng và cảm xúc trong quá trình sáng tác ảnh nghệ thuật ở vùng đất này đó chính là con người. Người Huế bình dị, mộc mạc và có “chất” riêng”, nhiếp ảnh gia Hoàng Quốc Vĩnh (sinh năm 1986, Gia Lai) – người vừa được xướng tên với giải thưởng tác phẩm nghệ thuật xuất sắc về Huế với bộ ảnh “Quần thể di tích Cố đô Huế” đã trải lòng như thế với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

“Huế rất riêng, đó là niềm cảm hứng trong sáng tác của tôi”
Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử

Đó là chủ đề của triển lãm được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, khai mạc sáng 29/11 tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (số 65 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).

Phú Xuân - Gia Định, những dấu ấn lịch sử
Return to top