ClockChủ Nhật, 18/06/2017 09:30

Cơ chế nào bảo vệ nhà báo tham gia đấu tranh chống tiêu cực?

Có những nhà báo tham gia chống tiêu cực lại gặp rất nhiều trở ngại, thậm chí bị hành hung, trong khi cơ chế bảo vệ nhà báo chưa thực sự hoàn thiện.

Thực hiện chức năng phản biện xã hội, thời gian gần đây, báo chí tích cực tham gia phòng chống tiêu cực, tham nhũng. Nhiều vụ tham nhũng được phát hiện, xử lý có đóng góp không nhỏ của đội ngũ báo chí, như vụ ông Trịnh Xuân Thanh, vụ bổ nhiệm thần tốc ở Thanh Hóa...

Tuy nhiên, trên thực tế, những người làm báo tham gia đấu tranh chống tiêu cực gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn, bị “trù dập”, cô lập, thậm chí bị hành hung, trong khi cơ chế bảo vệ nhà báo chưa thực sự hoàn thiện. 

Vụ việc mới nhất là ngày 13/6/2017, phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam bị tấn công tại Sóc Sơn, Hà Nội khiến máy quay phim bị hư hại hoàn toàn. Trước đó, vào khoảng cuối tháng 3/2016, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, chuyên trách điều tra của Báo Lao động bị hành hung dã man. Cuối tháng 4 vừa qua, trong lúc tác nghiệp, phóng viên Trần Đại (thường trú của một cơ quan báo chí tại tỉnh Thanh Hóa) bị xịt hơi cay vào mặt.

Tham gia viết nhiều bài về mảng đề tài chống tham nhũng, tiêu cực, nhà báo Phùng Sưởng, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong cho rằng, có những lúc những người làm báo mất niềm tin. Anh nhớ lại, đó là lúc phản ánh về vụ Vinasin, Báo Tiền Phong đã triển khai viết loạt 13 bài, nhưng khi đăng đến bài thứ 4 thì không được đăng nữa. Cũng vì loạt bài này, nhà báo Phùng Sưởng cùng đồng nghiệp phải lên gặp cơ quan an ninh điều tra.

Nhà báo Phùng Sưởng khi đó nghĩ: “Liệu mọi người có mong muốn báo chí đấu tranh chống tiêu cực hay không”? Anh trải lòng và cho biết, có những lúc những người cầm bút đấu tranh chống tiêu cực khủng hoảng niềm tin.

Máy quay phim của Phóng viên VTV bị đập phá dẫn đến hư hỏng (Ảnh: báo Giao thông)

Rào cản ngay trong mỗi nhà báo. Mỗi nhà báo khi đi tác nghiệp đã không muốn đề cập đến lĩnh vực này. Bởi vì nó quá vất vả, khó khăn, thậm chí rủi ro và mạo hiểm. Khi để nhà báo tự bảo vệ, hoặc được bảo vệ chúng ta cần có 3 vành đai bảo vệ nhà báo. Vành đai thứ nhất là hành đai của hệ thống luật pháp, hành lang pháp lý, bảo vệ nhà báo tác nghiệp. Vành đai thứ hai là cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản phải bảo vệ nhà báo. Hành lang thứ ba chính là nhà báo đủ kỹ năng bảo vệ mình”.

Thực tế, những người làm báo khi đi điều tra các vụ việc tham nhũng, tiêu cực do cơ quan, đơn vị giao không được coi là người thi hành công vụ nên cơ chế bảo vệ vừa yếu và thiếu. Nhiều vụ việc, nhà báo đi điều tra, tác nghiệp đã bị các đối tượng doạ nạt, cản trở, thậm chí hành hung với thương tích ở mức dưới 11%… Tuy nhiên, do không phải là người thi hành công vụ nên những vụ việc này chỉ bị xử lý hành chính. 

Ngoài ra, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, các nhà báo, tòa soạn đối diện với nhiều cám dỗ. Để vượt qua cám dỗ này, bên cạnh việc nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, các tòa soạn phải xây dựng được quy trình điều tra, tác nghiệp bảo đảm sự minh bạch và có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Nhà báo Vũ Văn Tiến, Tổng biên tập Tạp chí Mặt trận cho rằng: “Để công tác phòng chống tham nhũng tốt, có động lực cho anh em báo chí thì Hội Nhà báo Việt Nam, cơ quan pháp luật phải bảo vệ nhà báo. Đồng thời phải tăng cường giáo dục nhà báo. Vừa qua có nhiều nhà báo bị hành hung. Có một nhà báo bị ném một cái đĩa gần mù mắt. Nhưng tại sao các cơ quan báo chí im lặng. Tôi biết có cả những vụ việc báo chí đăng tải nhiều, Thủ tướng chỉ đạo, Hội Nhà báo vào cuộc, nhưng kết quả bây giờ chưa thấy kết quả. Theo tôi phải công khai kết quả để nếu nhà báo bị oan sai, bị hành hung khi tác nghiệp phòng chống tham nhũng thì phải bảo vệ nhà báo, lấy lại danh dự cho nhà báo”.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Dững, Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, do đặc thù hoạt động của nhà báo trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng là thường hoạt động “đơn tuyến” và “độc lập”, cho nên không có cách nào hiệu quả hơn bằng việc trang bị kiến thức và kỹ năng tác nghiệp cho nhà báo thật sự mang tính chuyên nghiệp cao.

Phó Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Văn Dững đề nghị: “Nên có chiến lược và giải pháp phát triển nguồn lực báo chí điều tra chống tham nhũng, tiêu cực, kể cả trong đào tạo, tập huấn, kiến thức kỹ năng. Xây dựng câu lạc bộ báo chí điều tra, có các luật sư thường xuyên cung cấp kiến thức cho họ và phương pháp trong quá trình điều tra, tác nghiệp tránh rủi ro. Nên lập quỹ điều tra chống tham nhũng đặc biệt hỗ trợ cho nhà báo gặp tai nạn nghề nghiệp. Hội Nhà báo Việt Nam cần ráo rết yêu cầu mỗi tòa soạn cần có quy ước đạo đức mỗi tòa soạn mình. Bởi vì chỉ có tòa soạn mới kiểm soát tốt nhất quan hệ của nhà báo trong quá trình tác nghiệp”.

Hành lang pháp lý bảo vệ nhà báo chưa vững chắc là trở ngại lớn nhất khiến nhà báo dè dặt, e ngại chưa dấn thân viết bài phản ánh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, ông Hồ Quang Lợi, tinh thần chiến đấu của báo chí với những nhà báo bản lĩnh, nhiệt huyết dùng ngòi bút để đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực thể hiện rất rõ. Tuy nhiên, thực tế khi nhà báo dùng ngòi bút và tác phẩm báo chí để đấu tranh với tham nhũng, lãng phí thì người gây ra hậu quả tham nhũng luôn tìm mọi cách chống lại.

Ông Hồ Quang Lợi đề nghị phải có chỗ dựa vững chắc cho nhà báo chống tham nhũng, tiêu cực: “Làm sao phải trở thành trận tuyến vững chắc mà người  cầm bút lên tuyến đầu thì cảm giác ở phía sau có chỗ dựa. Phải có giải pháp để nhà báo chống tham nhũng gặp nhiều cản trở có chỗ dựa vững chắc để luôn giữ được tinh thần chiến đấu. 

Khi báo chí lên tiếng thì những đơn vị như Ban Nội chính Trung ương, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương quan tâm xử lý mới có kết quả. Không để báo chí đấu tranh lần nữa với đối tượng để báo chí đấu tranh trên mặt báo”.

Để khuyến khích và tạo niềm tin cho đội ngũ báo chí trong khi tham gia viết bài đấu tranh phòng chống tham nhũng, cần xem xét và xử lý nghiêm minh các vụ việc hành hung, trù dập nhà báo. Đặc biệt với những nhà báo khi thực hiện nhiệm vụ viết bài trong lĩnh vực phòng chống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thì cần coi hoạt động tác nghiệp là thi hành công vụ, đó chính là cơ chế vững chắc để đội ngũ nhà báo yên tâm tham gia đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao

Làm việc trên cao luôn là một công việc nguy hiểm và đòi hỏi sự tập trung, kỹ năng và trang bị an toàn tuyệt đối. Hình ảnh những công nhân xây dựng, thợ sơn, hay nhân viên bảo trì mất thăng bằng, ngã từ độ cao có thể khiến nhiều người rùng mình. Những vụ tai nạn lao động đáng tiếc này không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề cho nạn nhân và gia đình, mà còn gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, với một thiết bị bảo hộ lao động quan trọng như dây đai an toàn, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro tai nạn đáng tiếc.

Dây Đai An Toàn Bảo Vệ Người Lao Động Khi Làm Việc Trên Cao
Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động

Chủ động kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa sai phạm và nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tại các công đoàn cơ sở (CĐCS) đã và đang được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền chú trọng.

Chủ động giám sát để bảo vệ người lao động
Return to top