ClockThứ Bảy, 24/06/2023 14:07

Đã bỏ tiền ra rồi lại còn nắm đằng chuôi

TTH - Mua nhà ở hình thành trong tương lai, thực chất là một cách tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) huy động vốn để phát triển dự án nhà ở.

Nhà ở xã hội chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễnĐề xuất điều chỉnh chính sách nhà ở xã hội theo hướng tăng nhà cho thuê

leftcenterrightdel
 Nhà ở xã hội ở chung cư Xuân Phú

Theo quy định, để “bán được nhà trên giấy”, nhà đầu tư phải xây dựng xong phần móng. Khi công trình “trồi lên mặt đất” rồi thì nhà đầu tư được phép bán nhà.

Ở đây, nhà phát triển dự án chưa hẳn là nhà đầu tư mà chính là nhà “điều hành” để hình thành dự án. Bởi vì họ có bỏ vốn ra đâu (mà có bỏ ra thì cũng ở một tỷ lệ rất nhỏ so với công trình) mà gọi là nhà đầu tư? Nhà đầu tư ở đây chính là các hộ mua nhà. Sự “nhập nhằng” này đưa lại nhiều hệ lụy.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, có mấy hệ lụy như sau: nhiều dự án phát triển BĐS kiểu này không đủ điều kiện để cấp sổ hồng. Vì sao? Vì nhà đầu tư không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Ở đây người thiệt hại chính là người bỏ tiền ra mua nhà.

Đối với nền kinh tế, cách nào để huy động được vốn cho hoạt động kinh tế (đúng quy định) đều tốt. Tạo điều kiện cho DN có vốn để hoạt động càng tốt. Song, đồng thời với đó, quy định phải bảo vệ cho được quyền lợi của nhà đầu tư. Nhà đầu tư cụ thể trong trường hợp này là người mua nhà.

Những mắt xích liên quan ở đây chúng ta thấy có 3 chủ thể: Nhà nước (bên giao đất để phát triển dự án, Nhà nước vừa thực hiện chức năng phát triển nhà ở cho người dân vừa thu được quyền lợi tài chính) - DN (như trên đã nói là nhà điều hành để phát triển dự án) - người mua nhà (cũng là nhà đầu tư, ứng trước vốn cho DN thực hiện dự án). Mọi việc đều suôn sẻ thì không nói làm gì, nhưng nếu có một trục trặc nào đó thì ai sẽ là người chịu thiệt? Ví dụ như DN thực hiện dự án chậm tiến độ so với cam kết, không kịp thời thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (chẳng hạn) thì Nhà nước cũng không thiệt. Không trước thì sau Nhà nước cũng buộc DN thực hiện nghĩa vụ tài chính. Nếu chậm nộp thì Nhà nước có chế tài là phạt DN, dù như Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết là tiền phạt thấp hơn lãi suất ngân hàng. DN có thiệt gì không? Cũng có vẻ như không. Thu được tiền ứng trước của người mua nhà là DN đã cầm đằng cán. Họ phát triển dự án đúng tiến độ như đã cam kết thì tốt. Nếu như chậm trễ thì họ có muôn ngàn lý do để biện minh. Ông Phớc còn cho biết, có nhiều DN ứng được tiền của người mua nhà rồi không chịu làm nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà lấy tiền để phát triển các dự án khác, tức là họ dùng tiền của người đầu tư trước “làm mồi” để thu tiếp tiền của người đầu tư tiếp theo. Với cách làm này có thể có rất nhiều dự án “bị treo” sổ đỏ. Đến đây thì chúng ta thấy, người bỏ tiền ra mua nhà là một nhu cầu chính đáng, hợp pháp, nhưng một khi rơi vào tình trạng này thì người bỏ tiền ra đầu tư trở thành “không hợp pháp”, tức là chưa được Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu.

Giờ thì phải làm sao để tránh tình trạng “tréo ngoe” này? Phải sửa quy định!

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, trước đây giao dự án cho DN rồi mới xác định nghĩa vụ tài chính. Giờ phải làm ngược lại. Thêm nữa, DN muốn được giao dự án phải chứng minh cho được năng lực tài chính.

Người mua nhà đã bỏ tiền ra mua thì Nhà nước cần có quy định để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ. Ví dụ như có quy định buộc DN phải thực hiện đúng tiến độ dự án, đảm bảo chất lượng như đã cam kết. Nếu xâm phải quyền lợi của người mua nhà (cũng là nhà đầu tư) thì phải có nghĩa vụ đền bù. Làm thế nào để người dân tránh tình trạng “đã bỏ tiền ra rồi lại còn nắm đằng chuôi”.

Bài: Nguyên Lê - Ảnh: Đăng Tuyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI
Return to top