ClockThứ Sáu, 15/11/2024 11:40

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

TTH.VN - Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đồng chí Nguyễn Chí Thanh với cách mạng Thừa Thiên HuếTrưng bày chuyên đề về Đại tướng Nguyễn Chí ThanhDâng hương báo công tại Bảo tàng Hồ Chí Minh và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

 Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng, Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm tham quan triển lãm

Triển lãm do Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh phối hợp Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 80 năm ngày truyền thống Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Đất nước.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng, Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm, cùng đại diện các sở, ban ngành, các nhà nghiên cứu, chiến sĩ lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến tham dự.

Những hình ảnh, tư liệu được giới thiệu lần này tập trung vào 5 nội dung chính: Bối cảnh, tình hình cách mạng hai miền Nam, Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954; Con đường vào Nam của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; Những chỉ đạo, định hướng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh mang tính đột phá chiến lược trên chiến trường miền Nam; Các chiến dịch lớn mang dấu ấn Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong hai mùa Khô 1965 – 1966, 1966 – 1967; Tiếp bước, những đánh giá, tổng kết của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã góp phần quan trọng để Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh hạ quyết tâm chuẩn bị chiến lược cho cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.

 Các đại biểu tham dự tọa đàm về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Theo ban tổ chức, triển lãm giới thiệu thời khắc tròn 60 năm trước đây, tháng 10/1964, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định cử Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương vào chiến trường với trọng trách làm Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, trực tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam.

Luôn ghi nhớ, thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ: “Cùng với đồng bào miền Nam đánh Mỹ cho kỳ được thắng lợi”, Đại tướng đã gắn bó máu thịt với đồng bào, chiến sĩ ta trên tuyến đầu đánh Mỹ, đã dồn hết tâm lực, trí tuệ bám sát thực tiễn để nghiên cứu, đưa ra những nhận định khoa học, chính xác nhằm đánh giá kẻ thù; xác định đúng cách đánh và chỉ đạo những trận đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của quân giải phóng miền Nam. Với tầm nhìn chiến lược và tài năng quân sự, Đại tướng đề cao quyết tâm “Đánh Mỹ, thắng Mỹ”, rèn luyện ý chí “Dám đánh và quyết thắng Mỹ” với tinh thần cách mạng tiến công ngay khi những tên lính Mỹ đầu tiên đặt chân lên miền Nam, Việt Nam.

Từ thực tiễn chiến trường, Đại tướng đã chỉ đạo thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, đề ra phương châm tác chiến phù hợp và lối đánh năng động, hiệu quả để “những quả đấm” chủ lực Quân giải phóng miền Nam chiến đấu kiên cường, giành chiến thắng ngay trận mở màn trực tiếp đối đầu với quân xâm lược trên chiến trường. Khẳng định ta sẽ “Đánh được Mỹ” và “Thắng được Mỹ” cùng với mệnh lệnh “Nắm thắt lưng địch mà đánh” của Đại tướng đã trở thành định hướng chỉ đạo trên toàn chiến trường và được minh chứng như một chân lý bằng chính thắng lợi của nhân dân ta trong chiến dịch mang tên Bác kính yêu, mùa xuân 1975 cho dù Đại tướng đã đi xa.

 Ông Nguyễn Đức Lộc - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế (phải) tiếp nhận tài liệu từ gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Triển lãm không chỉ giúp người xem hôm nay hiểu và thêm quý một người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà chính trị, quân sự tài ba, đức độ của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Đây còn là hoạt động thiết thực phục vụ cộng đồng, khẳng định, tôn vinh những công lao và cống hiến xuất sắc của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam, khơi dậy niềm tự hào cho mọi người dân trong đó có thế hệ trẻ Việt Nam, nguyện noi theo tấm gương người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên Huế trong thời đại Hồ Chí Minh.

Ngay sau triển lãm, các đại biểu cùng tham dự tọa đàm về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Dịp này, gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã tặng nhiều tư liệu của Đại tướng đến Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế.

Triển lãm mở cửa đến hết ngày 30/11.

N. MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Nguyen Van He’s Art Barracks – nơi tác phẩm được tạo bởi tàn tích chiến tranh

Nguyen Van He’s Art Barracks vừa là không gian sáng tác, vừa là tổ ấm của gia đình nghệ sĩ sinh hoạt hàng ngày. Cũng chính nơi này, nghệ sĩ Nguyễn Văn Hè – chủ nhân của không gian đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm nghệ thuật trên nền chất liệu do anh sưu tập được từ tàn tích của chiến tranh.

Nguyen Van He’s Art Barracks – nơi tác phẩm được tạo bởi tàn tích chiến tranh
Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững

Hội nghị và Triển lãm Dầu khí quốc tế Abu Dhabi (ADIPEC) 2024, một sự kiện hàng đầu của ngành dầu khí đang được tổ chức từ ngày 4 - 7/11 tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Năm nay, ADIPEC nêu bật các chủ đề về trí tuệ nhân tạo (AI) và quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững.

Triển lãm dầu khí quốc tế tập trung vào AI và chuyển đổi năng lượng bền vững
Return to top