ClockThứ Năm, 25/02/2021 06:45

Đảm bảo tiến độ hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp

TTH - Hiện nay, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh đã gửi biên bản hiệp thương lần 1 báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Bầu cử Quốc gia và Ủy ban Trung ương MTTQVN để xem xét điều chỉnh cơ cấu, thành phần và chuẩn bị cho Hội nghị hiệp thương lần 2.

Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấpTập trung hoàn thành nhiệm vụ bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấpTriển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026

Đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất do Ủy ban MTTQVN tỉnh tổ chức

Kiến nghị điều chỉnh một số nội dung

Đầu tháng 2 vừa qua, Ủy ban MTTQVN tỉnh đã hoàn thành hội nghị hiệp thương lần thứ nhất nhằm thỏa thuận cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Theo đó, đối với việc ứng cử ĐBQH, hội nghị đã thỏa thuận và nhất trí biểu quyết một số nội dung: Tổng số ĐBQH được bầu là 7, trong đó 3 đại biểu do Trung ương giới thiệu, 4 đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương. Số lượng người được giới thiệu ứng cử ĐBQH tỉnh khoá XV là 16 đại biểu; trong đó đại biểu do Trung ương giới thiệu là 3, còn lại 13 đại biểu do tỉnh giới thiệu. Về cơ cấu, đại biểu dưới 40 tuổi và đại biểu không là đảng viên đều có cùng tỷ lệ 7,6%, đại biểu nữ chiếm 38,4% và đại biểu người dân tộc thiểu số là 15,3%.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã thống nhất đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu định hướng 1 đại biểu Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh thành 1 đại biểu ngành giáo dục và đào tạo là lãnh đạo Đại học Huế để phù hợp với định hướng xây dựng và phát triển Đại học Huế thành trung tâm giáo dục và đào tạo của vùng và cả nước theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Đồng thời, nghiên cứu chuyển cơ cấu kết hợp do địa phương giới thiệu 1 đại biểu dân tộc Vân Kiều thành 1 đại biểu dân tộc Cơ Tu để phù hợp với đặc điểm dân tộc trên địa bàn.

Với hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu thảo luận sôi nổi về cơ cấu số lượng, thành phần theo dự kiến của Ủy ban MTTQVN tỉnh. Theo quy định, số lượng đại biểu HĐND tỉnh được bầu là 51 người, số ứng cử viên tối thiểu là 84 người.

Hội nghị đã thỏa thuận nhất trí và biểu quyết thống nhất một số nội dung: cơ cấu số lượng của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh là 2 đại biểu, nhất trí giới thiệu 1 đại biểu là lãnh đạo trong Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp trong cơ cấu, thay thế cho đại biểu nữ; khối các sở, ban, ngành cơ cấu tăng từ 7 lên 8 đại biểu…

Qua đó, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ứng cử đại biểu HĐND tỉnh thay đổi từ 98 lên 99 người. Trong đó, số phụ nữ ứng cử đại biểu chiếm tỷ lệ 37,37%; đại biểu trẻ dưới 40 tuổi 16,33%; đại biểu là người dân tộc thiểu số 6,12%; đại biểu là người ngoài Đảng 13,27% và đại biểu tái cử 35,29%.

Đối với bầu cử HĐND ở địa phương, hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đã giới thiệu 552 đại biểu đối với cấp huyện và gần 6.300 đại biểu với cấp xã, phường.

Đảm bảo tiến độ

Ông Nguyễn Tiến Nam, Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật Ủy ban MTTQVN tỉnh đánh giá, các đơn vị đều hoàn thành hội nghị hiệp thương đảm bảo đúng tiến độ và theo đúng quy định pháp luật. Về cơ bản, các hội nghị đều đảm bảo cơ cấu về đại biểu nữ, người ngoài Đảng, dân tộc, trẻ tuổi và đại biểu tái cử.

Theo ông Nam, sau khi có kết quả điều chỉnh cơ cấu, thành phần của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và HĐND các cấp, Mặt trận các cấp sẽ tiến hành phân bổ người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giới thiệu ra ứng cử Quốc hội và HĐND. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho cán bộ Mặt trận các cấp để nắm vững quy trình giới thiệu, nộp hồ sơ những người ứng cử ĐBQH để đảm bảo tiến độ hoàn tất các thủ tục theo quy định, chậm nhất là ngày 14/3.

Dự kiến, Mặt trận tỉnh sẽ tổ chức hội nghị hiệp thương lần hai vào ngày 16/3 để thông báo thông báo điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử ĐBQH, HĐND và báo cáo kết quả việc giới thiệu ứng cử của các cơ quan, đơn vị để hội nghị thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ông Nguyễn Nam Tiến, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh nhấn mạnh, quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo đúng tiến độ đề ra và đảm đúng, đủ các bước theo quy định. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID - 19 nên công tác tổ chức hội nghị hiệp thương và bầu cử tập trung cần đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời chuẩn bị các phương án dự phòng nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: Thảo Duyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI:
Đảm bảo thông suốt, ổn định

Triển khai thực hiện Nghị quyết (NQ) của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023 – 2025 là vấn đề quan trọng, cấp bách, bởi từ ngày 1/1/2025, các NQ này sẽ có hiệu lực.

Đảm bảo thông suốt, ổn định
Đảm bảo an toàn khi đi rừng mùa mưa bão

Việc người dân ở các xã miền núi có thói quen vào rừng lấy mật ong, măng rừng, chăm sóc gia súc...giữa mùa mưa tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Đã có một số trường hợp bị mắc kẹt trong rừng, may mắn được lực lượng chức năng ứng cứu.

Đảm bảo an toàn khi đi rừng mùa mưa bão

TIN MỚI

Return to top