ClockThứ Hai, 07/12/2020 20:05

Địa chỉ tư vấn, giao dịch việc làm cho người lao động

TTH - Với vai trò là cầu nối giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thừa Thiên Huế (DVVL) trở thành địa chỉ tin cậy, đáp ứng yêu cầu về dạy nghề, tư vấn, giới thiệu và giải quyết nhu cầu việc làm trên địa bàn.

Dấu ấn 30 năm hình thành và phát triển

Kết nối các vị trí việc làm

Thời gian qua, thông qua các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các đơn vị đầu mối và các đơn vị có giấy phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trung tâm đã liên kết, giới thiệu nhiều vị trí việc làm cho hàng trăm nghìn lượt người có được việc làm ổn định trong nước cũng như đi làm việc có thời hạn tại các thị trường Maylaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Qatar, Nga, Lào và một số thị trường khác.

Từ khi sàn giao dịch việc làm (GDVL) của trung tâm được thành lập, nơi đây trở thành địa chỉ tin cậy của các nhà tuyển dụng và người tìm việc. Ngoài việc duy trì các phiên GDVL định kỳ hàng tháng, sàn phối hợp tổ chức có hiệu quả các phiên GDVL tại các trường cao đẳng, đại học có nguồn nhân lực tập trung, trình độ cao; các phiên GDVL gắn với các địa phương. Kết quả, từ năm 2007 đến nay, trung tâm đã tổ chức 341 phiên GDVL, thu hút được 6.941 lượt doanh nghiệp tham gia; nhu cầu tuyển dụng 319.857 vị trí việc làm; có trên 120.147 lượt lao động đăng ký tìm việc làm, số lao động trúng sơ tuyển 47.686 lượt lao động.

Những năm qua, trung tâm tích cực phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp, như BigC, Nguyễn Kim,  Cinestar... tổ chức tuyển dụng lao động. Năm 2018, trung tâm phối hợp với Công ty CP Vinpearl tổ chức ngày hội tuyển dụng lao động tại sàn GDVL, thu hút hơn 3.250 lượt lao động đăng ký tham gia phỏng vấn và có 810 lao động được tuyển dụng chính thức.

Năm 2019, trung tâm phối hợp với các trường cao đẳng, đại học đưa 106 sinh viên tham gia phỏng vấn trực tiếp tại chương trình “Ngày hội việc làm Vietnam Airlines” tại thành phố Đà Nẵng và đã có 25 sinh viên trúng sơ tuyển.

Chủ động nguồn nhân lực

Nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, góp phần phát triển nguồn nhân lực tại địa phương, Trung tâm DVVL tăng cường phối hợp với các địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác dạy nghề về vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo giảng dạy chất lượng đào tạo, đáp ứng 3 yêu cầu: phù hợp với địa phương, nhu cầu của thị trường lao động và năng lực của trung tâm.

Thông qua các chương trình, dự án, như: EC, NARV, WV, RAP, Việt Đức, Việt Tiệp, SVTC..., trung tập phối hợp tổ chức dạy nghề và đào tạo lại nghề, tạo việc làm cho các đối tượng xã hội, người hồi hương. Tiêu biểu như chương trình Việt - Đức, Việt - Tiệp mở 32 lớp cho 700 người từ các nước Đông Âu trở về, chương trình RAP dạy nghề cho hơn 600 lao động là người hồi hương.

Ngoài tổ chức dạy nghề tập trung, đơn vị triển khai có hiệu quả hoạt động dạy nghề lưu động, đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, liên kết đào tạo công nhân bậc cao; thực hiện các chương trình dạy nghề miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, lao động nông thôn và lao động nghèo. ​​​​​​​

Hoạt động dạy nghề đã góp phần tạo nguồn cho công tác giới thiệu việc làm và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn...

Ba mươi năm qua, đơn vị đào tạo nghề và liên kết cho 55.791 lượt người tham gia học nghề. Trong đó, dạy nghề miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, dạy nghề cho lao động nông thôn, hộ nghèo 43.335 lượt người; lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp 1.212 lượt lao động; đối tượng xã hội 11.244 lượt người.

HOÀI NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ

Ngày 5/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Fédération Handicap International (Humanity & Inclusion) (HI) tại Việt Nam tổ chức hội thảo khởi động dự án "Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp" giai đoạn 2024-2027.

Cơ hội việc làm cho người khuyết tật thông qua ứng dụng công nghệ
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Linh hoạt để gần gũi người lao động

Đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của đoàn viên, người lao động ngày càng đa dạng, các cấp công đoàn không ngừng đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp với từng đối tượng, đoàn viên, người lao động.

Linh hoạt để gần gũi người lao động

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top