ClockThứ Bảy, 05/01/2019 13:30

Đúng đối tượng, đúng mô hình

TTH - Là xã có 6 dân tộc anh em cùng chung sống, tập thể lãnh đạo, cán bộ UBND xã Hồng Kim (huyện A Lưới) luôn nỗ lực thực hiện tốt các chương trình chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi; từng bước giúp địa phương “chuyển mình”.

Đồng bào được thụ hưởng các chính sách

Chị Lê Bích Chìm chăm sóc hồ cá nước ngọt được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững

Theo chân người dẫn đường, chúng tôi  đến thăm gia đình chị Lê Bích Chìm (thôn Đụt 2), một trong 8 hộ dân được hỗ trợ vốn nuôi cá nước ngọt từ Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững.

Bên hồ cá đã nuôi hơn 3 tháng, chị Chìm hồ hởi kể, gia đình chị nhiều năm nay loay hoay tìm con giống, cây trồng phù hợp để phát triển kinh tế vì không biết chọn con gì, cây nào. Được UBND xã hỗ trợ vốn và tập huấn kỹ thuật, chị mạnh dạn đào hồ, thả cá trắm cỏ, cá chép… với diện tích 0,3ha. Qua 3 tháng nuôi, cá phát triển tốt, mở ra hướng phát triển kinh tế tích cực cho gia đình.

Gần đó, chị Lê Thị Hồng Nhân (thôn Đụt 1) vừa được tham gia lớp kỹ thuật gieo giống rau màu và được hỗ trợ 10 triệu đồng để thực hiện mô hình trồng rau sạch. Hiện gia đình chị đã hoàn thành công đoạn xới đất, chuẩn bị diện tích gieo trồng với hy vọng mang lại hiệu quả kinh tế, giúp gia đình cải thiện cuộc sống.

Ông Hồ Thanh Dũng, Chủ tịch UBND xã Hồng Kim cho biết, năm vừa qua đơn vị đã triển khai nhiều mô hình hỗ trợ người dân phát triển sản xuất thông qua nguồn vốn từ các Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới như: mô hình trồng rau sạch cho 10 hộ,với nguồn vốn hỗ trợ  trị giá 100 triệu đồng, nuôi dê 8 hộ và nuôi gà 14 hộ với nguồn vốn 75 triệu đồng… Các mô hình tuy mới được triển khai nhưng bước đầu tạo sinh kế theo hướng bền vững cho người dân.

Theo ông Dũng, để các mô hình phát triển kinh tế thật sự đạt hiệu quả, cần phối hợp nhiều chính sách, tạo sự tương hỗ lẫn nhau. Với cách làm trên, các mô hình còn được trợ lực thông qua các chính sách khác như: hỗ trợ trực tiếp người nghèo sản xuất bằng phân NPK (gần 8.000kg/844 khẩu), giúp 15 hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất thấp phát triển kinh tế với số tiền 750 triệu đồng.

Bên cạnh hỗ trợ người dân thoát nghèo, nhiều chương trình, chính sách và dự án về cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục được UBND xã Hồng Kim triển khai kịp tiến độ, đúng người, đúng đối tượng.

Năm 2018, UBND xã Hồng Kim đã giải ngân nhiều dự án với tỷ lệ cao như dự án đường dân sinh thôn A Tia và thôn Đút (76%), dự án đường bê tông thôn 5 giai đoạn 2 (76,84%), sửa chữa đập thủy lợi A Tia (99%)…

Các gia đình chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn được quan tâm hỗ trợ các chính sách về y tế, giáo dục, với 76 em học sinh tiểu học và 50 em mầm non được hưởng trợ cấp với số tiền trên 113 triệu đồng; hơn 800 thẻ bảo hiểm y tế được chuyển đến các đối tượng thuộc chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế.

“Cần đảm bảo hỗ trợ đúng người, đúng đối tượng và phù hợp hoàn cảnh thực tế để các chương trình, chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thật sự đạt hiệu quả cao. Thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục giữ vững thành quả đã đạt được và tăng cường gần dân, hiểu dân để đưa ra các hướng hỗ trợ phù hợp”, ông Dũng đúc rút kinh nghiệm.

Bài, ảnh: MINH NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc

Ngày 18/11, tại Nhà văn hóa xã Hồng Bắc (A Lưới), Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Trường tiểu học Phường Đúc (TP.Huế) tổ chức chương trình “Ấm tình mùa đông” lần thứ 9 năm 2024, hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam.

“Ấm tình mùa đông” hỗ trợ phụ nữ khó khăn xã biên giới Hồng Bắc
Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân khu dân cư Ba Lạch

Ngày 8/11, khu dân cư Ba Lạch (xã Lâm Đớt, huyện A Lưới) tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” nhân dịp Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân khu dân cư Ba Lạch
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Return to top