ClockThứ Bảy, 24/06/2023 07:19

Gặp lại mối tình kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn - bài 3: Là cây một cội, là con một nhà

TTH - Sau Lễ kết nghĩa được tổ chức vào tối mồng 8/10/1960, “Ba thành phố lớn nhất của Việt Nam” chính thức trở thành anh em ruột thịt. Những cuộc gặp mặt, trao đổi từ vài ba người lên đến hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn người. Nhiều cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu phố, hợp tác xã ở Hà Nội nồng nhiệt tổ chức các cuộc mít tinh hoan nghênh “mối tình” kết nghĩa với Sài Gòn, Huế; các buổi nói chuyện về Huế anh dũng kiên cường, Sài Gòn thành đồng của Tổ quốc. Hà Nội, Huế, Sài Gòn là một. Không ai có thể chia cắt… Cả Hà Nội rạo rực sau Lễ kết nghĩa huynh đệ này.

Gặp lại mối tình kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn - bài 1: Thành lập Ban vận động kết nghĩaGặp lại mối tình kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn - Bài 2: Chính thức kết nghĩa anh em

leftcenterrightdel
Ông Nguyễn Minh Đức (thứ hai, trái sang) - Tổng Biên tập Báo Hànộimới thăm cơ quan Báo Thừa Thiên Huế. Ảnh: MINH QUÂN 

Tối ngày 14/10/1960, trên 400 chị em tiểu thương trong tổ hợp tác chợ Đồng Xuân đã họp mít tinh biểu thị việc Hà Nội kết nghĩa với Sài Gòn, Huế. Mọi người dự mít tinh thay mặt cho trên 2.000 chị em các chợ Đồng Xuân, Bắc Qua, Phong Thành thông qua bức thư gửi thăm hỏi chị em chợ Bến Thành, Sài Gòn và chợ Đông Ba, Huế. Cùng thời gian này, Ban quản trị chợ Hôm và chợ Đức Viên đã tổ chức kết nghĩa giữa chợ Hôm và chợ Đông Ba, Huế.

Chiều 21/10/1960, hơn 7.000 đại biểu các cơ quan, đoàn thể Thủ đô và đông đảo anh chị em miền Nam trong hai Hội đồng hương họp mặt mừng mối tình kết nghĩa giữa ba thành phố Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

Bác sĩ Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Hà Nội, Trưởng ban vận động kết nghĩa, đã báo cáo tình hình vận động kết nghĩa vừa qua, nêu bật ý nghĩa quan trọng của chủ trương kết nghĩa là củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ gắn bó sẵn có từ lâu giữa ba thành phố lớn Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Bác sĩ Trần Duy Hưng nhấn mạnh rằng: Việc kết nghĩa là cuộc vận động chính trị sôi nổi, liên tục, một phong trào quần chúng sâu rộng xuất phát từ lòng yên nước, từ tình thương yêu ruột thịt đối với đồng bào Sài Gòn - Huế, với đồng bào miền Nam đang rên xiết dưới ách bạo tàn của Mỹ - Diệm, từ tinh thần căm thù giặc và ý chí sắt đá đấu tranh thực hiện thống nhất Tổ quốc của cán bộ và Nhân dân Thủ đô. Muốn vậy, trong thời gian tới, Ban vận động kết nghĩa mong rằng chúng ta đều cố gắng làm cho mọi người dân Thủ đô hiểu rõ ý nghĩa cuộc vận động và tự mình thấy tha thiết tham gia để góp phần thắt chặt đoàn kết Bắc – Nam, đấu tranh thực hiện thống nhất Tổ quốc bằng những việc làm cụ thể…

Hưởng ứng phong trào kết nghĩa Hà Nội, Huế, Sài Gòn, từ ngày 21 đến 26/10/1960, toàn thể giáo viên, học sinh các trường phổ thông cấp 1, 2 khu Hoàn Kiếm, Trường phổ thông cấp 3A Nguyễn Huệ, Nhân dân thuộc 37 khối và gần 3.000 lao động thủ công khu Trúc Bạch, toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức và các nhà tư sản thuộc Liên xưởng cơ khí I công tư hợp doanh Hà Nội đã họp mít tinh, nghe nói chuyện, tổ chức các cuộc chạy kết nghĩa và trồng cây, kết nghĩa Hà Nội, Sài Gòn, Huế.

Sáng chủ nhật ngày 23/10/1960, tại Công viên Thống Nhất đã tổ chức lễ trồng cây kết nghĩa Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Từ sáng sớm, hàng ngàn vận động viên toàn Hà Nội đã chia làm ba đoàn chạy từ năm Cửa Ô của thành phố tới Công viên Thống Nhất, kết thúc cuộc chạy tượng trưng Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Đúng 7 giờ 30, ba đoàn chạy về tới Công viên Thống Nhất giữa tiếng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt của trên 400 đại biểu các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương và Hà Nội, cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô đến tham gia buổi trồng cây kết nghĩa Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

Bác sĩ Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Hà Nội, Trưởng ban vận động kết nghĩa đã nói lên ý nghĩa cuộc chạy tượng trưng, buổi trồng cây kết nghĩa Hà Nội, Huế, Sài Gòn và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Nhân dân Thủ đô sẽ phát huy mối tình kết nghĩa keo sơn Hà Nội, Huế, Sài Gòn, nỗ lực thi đua xây dựng Thủ đô, xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đại biểu Sài Gòn - Chợ Lớn, đồng chí Hoàng Phương Thảo, đại biểu Huế cũng đến phát biểu ý kiến hoan nghênh đồng bào Thủ đô đã biểu thị mối tình anh em ruột thịt với đồng bào Sài Gòn, Huế và đồng bào miền Nam và tỏ ý tin tưởng rằng: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tổ quốc Việt Nam nhất định sẽ thống nhất.

Giữa tiếng vỗ tay vang dậy, Bác sĩ Trần Duy Hưng, đại biểu Hà Nội, cụ Phan Văn Chương, đại biểu Sài Gòn và đồng chí Hoàng Phương Thảo, đại biểu Huế siết chặt tay nhau. Ba nắm tay giơ lên tượng trưng của mối tình đoàn kết của ba thành phố Hà Nội, Huế, Sài Gòn, của mối tình ruột thịt Bắc – Nam cùng chung lưng đấu cật phấn đấu cho sự nghiệp hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Tại Gò Chùa, khu chính của công viên, các đại biểu đã trồng 6 cây tượng trưng cho ba miền là những cây: Bưởi, vải thiều của miền Bắc; thông reo, mai vàng của miền Trung; vú sữa, lòng trứng của miền Nam thân yêu. Các đồng chí Tố Hữu, Trần Danh Tuyên, Trần Duy Hưng, Phạm Ngọc Thạch, Trần Hữu Dực, Nguyễn Hộ, Hoàng Phương Thảo, Lê Thanh Tửu, Bác sĩ Trần Văn Lai, đã trồng ba cây đa chụm lại. Cụ Doãn Kế Thiện cùng ông Tôn Quang Phiệt đã trồng cây dừa Nam Bộ, Bác sĩ Lê Đình Thám cùng một công nhân trồng cây muồng hoa. Buổi trồng cây kết nghĩa Hà Nội, Huế, Sài Gòn tại Công viên Thống Nhất đã thắt chặt thêm mối tình ruột thịt Bắc – Nam, khắc sâu vào lòng người dân Thủ đô và đồng bào miền Nam ý chí kiên quyết đấu tranh cho thống nhất nước nhà.

Từ buổi kết nghĩa anh em tại Câu lạc bộ Ba Đình ngày ấy, Hà Nội, Huế, Sài Gòn trở thành biểu tượng đoàn kết bất diệt: Là cây một cội, là con một nhà. Dù tháng năm đi qua và thời cuộc cũng có nhiều thay đổi, nhưng Hà Nội, Huế, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh ngày nay vẫn luôn sát cánh bên nhau, vẫn dồi dào năng lượng “Như thuở ban đầu trời vẫn xanh/ Những vì sao nhỏ vẫn lung linh/ Vẫn cứ đầy vơi lượng ái tình”, vì thế mà hôm nay chúng ta vẫn cần có nhau.

DƯƠNG PHƯỚC THU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gặp lại mối tình kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn - bài 1: Thành lập Ban vận động kết nghĩa

Từ đầu năm 1960, hưởng ứng phong trào kết nghĩa ruột thịt Bắc – Nam, Ban vận động kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã được thành lập và khẩn trương đi vào hoạt động. Để củng cố, mở rộng thành phần đại diện cho đồng bào của “Ba thành phố lớn nhất của Việt Nam”, vào chiều 5/10/1960, Ban vận động đã họp phiên toàn thể để kiểm điểm công tác tiến hành từ những phiên họp trước và bàn kế hoạch để chuẩn bị thật tốt cho buổi lễ kết nghĩa mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt này.

Gặp lại mối tình kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn - bài 1  Thành lập Ban vận động kết nghĩa
Mối quan hệ Hà Nội - Huế - Sài Gòn ngày càng bền chặt

Tại hội thảo khoa học “Hà Nội - Huế - Sài Gòn: Dòng sinh mệnh dân tộc - nhìn từ các đô thị văn hiến” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp tổ chức sáng 8/10, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng nhìn nhận cội nguồn lịch sử, quan hệ giữa 3 đô thị văn hiến Hà Nội - Huế - Sài Gòn và đề xuất giải pháp phát triển mối quan hệ hợp tác này.

Mối quan hệ Hà Nội - Huế - Sài Gòn ngày càng bền chặt
60 NĂM KẾT NGHĨA HÀ NỘI - HUẾ - SÀI GÒN (1960-2020):
Hợp tác toàn diện để phát triển

Cách đây gần 60 năm, ngày 8/10/1960, tại Thủ đô Hà Nội diễn ra một sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại: Lễ kết nghĩa giữa 3 thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Sự kiện mang biểu tượng khẳng định cho ý chí sắt đá thống nhất Tổ quốc của Nhân dân Việt Nam: Hà Nội, Huế, Sài Gòn “là cây một cội, là con một nhà”.

Hợp tác toàn diện để phát triển

TIN MỚI

Return to top