ClockThứ Hai, 18/05/2020 19:09

Mối quan hệ Hà Nội - Huế - Sài Gòn có nhiều ý nghĩa to lớn

TTH.VN - Đó là một trong những vấn đề được các đại biểu khẳng định tại hội thảo khoa học “Hà Nội - Huế - Sài Gòn trong hành trình di sản và an ninh quốc gia” do Đại học Huế tổ chức chiều 18/5.

Hợp tác toàn diện để phát triểnHà Nội - Huế - Sài Gòn trên Sân CỏĐọc lại lời kêu gọi kết nghĩa Hà Nội, Huế, Sài Gòn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định phát biểu tại hội thảo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định cho rằng, quan hệ Hà Nội - Huế - Sài Gòn không phải hình thành một cách chủ quan, áp đặt mà chắc chắn có những nhân duyên, tương đồng và cơ sở khoa học. Nhìn lại thực trạng hiện nay, Hà Nội là thủ đô kinh tế - chính trị; Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế; Huế vẫn tiếp tục giữ vai trò cố đô với đặc trưng là nơi chứa đựng đầy đủ nhất giá trị văn hóa, lịch sử, nhân văn của Việt Nam; là trung tâm y tế, giáo dục có tầm gần tương đương Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, Huế đang đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Và nếu Huế không đột phá để bảo tồn và phát triển một cách đồng bộ, Huế sẽ mất đi sự sánh vai với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh như lịch sử đã tạo ra.

Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã và đang tạo cho Huế cơ hội để tạo ra đột phá. Thông qua hội thảo, những thảo luận, làm rõ một cách khách quan lịch sử vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế - vùng đất mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử, tinh thần đặc trưng của Việt Nam và mối quan hệ lịch sử của Hà Nội - Huế - Sài Gòn góp phần mang lại cách nhìn đúng đắn, khoa học và thực tiễn trong việc hoạch định chính sách bảo tồn, phát triển cho hiện tại và tương lai của tỉnh mà trước mắt là tập trung xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Return to top