ClockThứ Tư, 25/09/2019 13:55

Gia tăng trốn đóng bảo hiểm xã hội ở doanh nghiệp nhỏ

TTH - Không ký hợp đồng, người lao động (NLĐ) làm việc trong khu vực chính thức phải đối mặt việc làm thiếu ổn định, thu nhập thấp và không được đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).

"Cánh tay nối dài" của Bảo hiểm xã hộiBảo hiểm xã hội tự nguyện không còn xa lạ“Bỏ ống” để có lương hưu

Lao động làm việc tại Chi nhánh Công ty TNHH Giã Trân Huế (ảnh minh họa). Ảnh: Minh Nguyên

Doanh nghiệp và lao động thỏa hiệp

Từ khi Luật BHXH quy định, lao động có hợp đồng từ 1-3 tháng trở lên phải tham gia BHXH bắt buộc, quyền lợi NLĐ được đảm bảo, song quy định này đòi hỏi doanh nghiệp phải chỉ trả thêm một khoản kinh phí. Thế nên, toàn tỉnh vẫn còn trên 1.330 đơn vị đăng ký kinh doanh nhưng không đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

Theo đoàn kiểm tra về chính sách BHXH tỉnh, chúng tôi đến Công ty THHH H.D, đơn vị kinh doanh những mặt hàng trong ngành nghề du lịch. Công ty có 14 người, nhưng chỉ có 5 người được đóng BHXH, BHYT. Chủ doanh nghiệp lý giải, đã biết quy định nhưng do người lao động không muốn tham gia. Hơn nữa, họ là người thân, quen trong gia đình, công ty làm căng quá sẽ không tuyển được lao động. Thực trạng này diễn ra phổ biến khi khá nhiều lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tâm lý “ăn xổi”, muốn nhận nguyên lương, không tham gia BHXH. Lý do đưa ra, lương tiền thấp, lại phải đóng BHXH sẽ không đủ trang trải.

Lợi dụng tâm lý của người lao động, nhiều doanh nghiệp tìm cách trốn đóng BHXH; thực hiện pháp luật lao động bằng cách thỏa thuận miệng. Có nhiều doanh nghiệp lách luật bằng cách chuyển đổi hình thức từ hợp đồng lao động sang hình thức hợp đồng kinh tế, thuê khoán, trả thù lao vài triệu đồng/vụ việc.

Chị Trần Ngọc Dung, nhân viên kế toán tại một công ty chế biến gỗ ở TP. Huế, kể lại: “Ban đầu, công ty thỏa thuận sau 3 tháng sẽ cho ký hợp đồng và đóng BHXH. Hơn 1 năm nay, tôi vẫn chưa được ký hợp đồng chính thức và đóng BHXH. Khi chuẩn bị sinh con tôi phải tham gia BHYT hộ gia đình để hưởng chế độ BHYT”.

Theo chị Dung, có nhiều người làm lâu năm như chị nhưng mỗi lần đề cập đến quyền lợi đóng BHXH thì chủ doanh nghiệp không chấp nhận. Làm thuê kiếm tiền nuôi con nên tôi sợ ý kiến nhiều thiệt thân, đến đâu tính đến đấy.

Nguyên nhân thì “muôn hình vạn trạng”, song tựu trung, khả năng làm việc của NLĐ khiến DN chưa hài lòng ký hợp đồng lao động; NLĐ không đòi hỏi được quyền lợi của mình, không yêu cầu ký hợp đồng với những điều khoản cụ thể và khi bị vi phạm, cũng không dám ý kiến vì sợ mất việc. Ngoài ra,  doanh nghiệp và lao động có sự thỏa hiệp để cùng trốn đóng BHXH.

Khó kiểm tra

Các đơn vị liên quan khó kiểm tra những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Khi đoàn đến địa chỉ trên giấy phép kinh doanh, không thấy gắn biển công ty; hoặc địa chỉ công ty theo đăng ký một nơi nhưng trụ sở hoạt động thực tế lại ở nơi khác. Một số đơn vị địa chỉ không rõ ràng, đi tìm trực tiếp cũng không thấy; hoặc thấy địa chỉ nhưng không phải là công ty cần tìm mà lại là công ty khác...

Thông tin từ BHXH tỉnh, số lao động mà doanh nghiệp kê khai chênh lệch khá nhiều so với lao động thực tế. BHXH chỉ có thể kiểm soát được đối với những doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tình hình sử dụng lao động và lập sổ theo dõi biến động lao động theo quy định. Còn hầu hết các cơ sở kinh doanh của hộ cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có tổ chức công đoàn, thì cơ quan BHXH không thể kiểm soát được.

Qua kiểm tra của BHXH tỉnh, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng lách luật bằng cách hợp đồng khoán theo khối lượng công việc, chấm công người lao động dưới 14 ngày trong tháng. Điều này khiến NLĐ tiếp tục phải chịu cảnh “thiệt đơn, thiệt kép” nhưng không biết kêu ai.

Đã từng xuất hiện hàng chục lao động, chủ yếu trong ngành xây dựng điêu đứng vì bị nhà thầu nợ lương, không trả lương. Lao động trắng tay mỗi khi xảy ra tai nạn lao động. Họ cuống cuồng gõ cửa các cơ quan chức năng yêu cầu bảo vệ quyền lợi, song do không có hợp đồng, cũng không phải đoàn viên công đoàn nên các ngành chức năng khó can thiệp.

Để khắc phục thực trạng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ “né” tham gia BHXH cho người lao động, truy thu nợ đọng BHXH, ông Nguyễn Viết Dũng, Giám đốc BHXH tỉnh cho hay, ngành BHXH tập trung tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức chấp hành quy định về bảo hiểm cho người lao động đối với chủ sử dụng lao động. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm và xử lý theo đúng quy định. Ngoài việc lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính, BHXH sẽ truy đóng và tính lãi suất chậm đóng theo quy định hiện hành.

An Nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top