ClockChủ Nhật, 16/12/2018 11:06

Giải pháp sử dụng và quản lý hiệu quả quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

TTH.VN - Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, các cấp chính quyền, công tác thực hiện chính sách BHYT đã đạt được những kết quả rất tích cực.

Bội chi quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế: Nỗi lo cần được giải tỏaTừ ngày mai (1/12): Hơn 80 triệu chủ thẻ BHYT sẽ hưởng nhiều chính sách mới7 dịch vụ y tế về HIV/AIDS được BHYT chi trảSinh viên có hai thẻ bảo hiểm y tế: Sẽ làm thủ tục thoái thuĐảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh BHYT của người có thẻKhông bắt buộc hộ gia đình tham gia BHYT cùng một thời điểmQuy định mới về mức đóng bảo hiểm y tế

Khám chữa bệnh ở trung tâm y tế ở TX. Hương Thủy.  Ảnh: Phạm Thị Dung

Thực hiện Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13, người tham gia BHYT được hưởng nhiều quyền lợi khám chữa bệnh hơn. Một số đối tượng được tăng mức hưởng, áp dụng khám chữa bệnh thông tuyến huyện tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh được lựa chọn khám chữa bệnh tại cơ sở y tế có chất lượng cao hơn.

Người tham gia BHYT sẽ được quỹ BHYT chi trả khi không may ốm đau, bệnh tật, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội. Về phía ngành y tế, các cơ sở khám chữa bệnh đã nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân, chú trọng cải cách thủ tục hành chính, khâu tiếp đón bệnh nhân, không phân biệt đối tượng có hay không có bảo hiểm y tế, tạo sự hài lòng cho người bệnh, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.

Thừa Thiên Huế có tỷ lệ người dân tham gia BHYT cao hơn 98% nhưng đa số là các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ hoặc hỗ trợ 1 phần, đối tượng hộ gia đình nên mệnh giá bình quân trên một thẻ thấp.

Năm 2017, mệnh giá bình quân trên một thẻ khoảng 814 nghìn đồng, chi phí khám chữa bệnh bình quân khoảng 1.195 nghìn đồng trên một thẻ. Năm 2018, ước tính mệnh giá bình quân khoảng 824 đồng trên một thẻ, chi phí khám chữa bệnh bình quân 1.221 nghìn đồng trên một thẻ. Do đó, tình trạng vượt quỹ khám chữa bệnh BHYT hàng năm thường diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thực hiện giá dịch vụ y tế ban hành kèm theo Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế, Bộ Tài chính có hiệu lực từ 01/3/2016 và Thông tư số 15/2018/TT-BYT của Bộ Y tế có hiệu lực từ 15/7/2018 quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong một số trường hợp, theo đó, chi phí tiền lương của cán bộ y tế được tính trong giá khám bệnh, ngày giường bệnh và các dịch vụ kỹ thuật, vì vậy, để tăng nguồn thu, một số cơ sở khám chữa bệnh đã có nhiều giải pháp như kê thêm giường bệnh, tăng chỉ định bệnh nhân vào điều trị nội trú, kéo dài ngày điều trị, chỉ định rộng rãi quá mức cần thiết các dịch vụ kỹ thuật dẫn đến gia tăng chi phí khám chữa bệnh.

Bên cạnh thuận lợi trong việc có quyền lựa chọn cơ sở y tế để khám chữa bệnh thông tuyến huyện, vẫn có tình trạng một số người bệnh khám chữa bệnh nhiều nơi trong ngày, khám chữa bệnh nhiều nơi trong khoảng thời gian ngắn góp phần làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh.

Làm thủ tục BHYT tại Trường Đại học Y Dược Huế. Ảnh: Phạm Thị Dung

Để thực hiện tốt chính sách BHYT theo quy định của Luật BHYT,  Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản thông báo dự toán chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tếnăm 2018 cho các cơ sở khám chữa bệnh căn cứ vào nguồn giao dự toán năm 2018 cho tỉnh Thừa Thiên Huế của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành có liên quan, các cơ sở khám chữa bệnh BHYT nghiêm túc thực hiện các giải pháp nhằm quản lý và sử dụng quỹ có hiệu quả.

Sở Y tế, tích cực chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện tốt dự toán chi khám chữa bệnh được giao trong năm 2018. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật bệnh viện, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị do Bộ Y tế ban hành; chuyển dữ liệu chi phí khám chữa bệnh trong ngày lên cổng thông tin giám định BHYT; hướng dẫn các cơ sở Khám chữa bệnh thực hiện chuyển tuyến hợp lý, đúng quy định.

Sở Tài chính, chuyển đủ và kịp thời kinh phí đóng, hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tếcho các đối tượng chính sách.

BHXH thường xuyên báo cáo tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân về các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHYT, tình hình và tiến độ mở rộng độ bao phủ BHYT trên địa tỉnh và quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ khám chữa bệnh để chỉ đạo các đơn vị thực hiện. Phối hợp với Sở Y tế trong thực hiện chính sách BHYT, bàn bạc thống nhất giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện khám chữa bệnh, giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT...

Về phía các cơ sở khám chữa bệnh BHYT, thường xuyên nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính, cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT. Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật bệnh viện, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị do Bộ Y tế ban hành. Tăng cường các giải pháp để tiết kiệm quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tếnhư chỉ định dịch vụ y tế phù hợp với tình trạng bệnh, tăng cường sử dụng kết quả cận lâm sàng của tuyến dưới một cách hợp lý, không hẹn điều trị lại đối với các bệnh lý mà tuyến dưới đã triển khai điều trị có hiệu quả; quản lý, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện đúng quy chế nằm viện, chỉ định bệnh nhân vào điều trị nội trú, thời gian nằm viện phù hợp với bệnh lý, diễn tiến bệnh; tăng cường sử dụng thuốc được sản xuất trong nước có chất lượng nhằm sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT hiệu quả, tiết kiệm. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám chữa bệnh và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện liên thông dữ liệu, thường xuyên chuyển dữ liệu chi phí khám chữa bệnh BHYT lên Cổng thông tin giám định BHYT ngay sau khi bệnh nhân hoàn thành việc khám chữa bệnh ngoại trú hoặc ra viện để phục vụ cho việc kiểm tra thông tuyến, tránh trường hợp lạm dụng từ phía người bệnh.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương đặc biệt là Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành với cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn, trong thời gian đến, việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT sẽ ngày càng hiệu quả trên cơ sở tiết kiệm hợp lý, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người tham gia BHYT, góp phần ổn định an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

 Đặng Thị Bi Phòng giám định BHYT, BHXH Thừa Thiên Huế

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình
Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh

Ngày 23/12, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn công tác y tế trường học, Bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh năm học 2024-2025.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top