ClockThứ Sáu, 06/08/2021 06:45

Giọt nước mắt đồng đội

TTH - Trong một lần cùng đoàn công tác của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam về thăm gia đình nạn nhân chất độc da cam Trần Văn Nghệ (thôn Trạch Phổ, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền), tôi đã ấn tượng rất sâu sắc về nỗ lực vượt khó vươn lên của vợ chồng người cựu chiến binh này.

Phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch bệnh COVID - 19“Lửa” chưa bao giờ tắt

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam thăm gia đình ông Trần Văn Nghệ (bìa phải) (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)

 

Cơ ngơi của gia đình ông Trần Văn Nghệ và bà Nguyễn Thị Chín - cả hai đều là nạn nhân chất độc da cam, là một căn nhà 3 gian cấp 4, lợp ngói xibro. Khoảng sân xi măng nhỏ trước nhà tươm tất với vài chậu cây cảnh. Thêm khoảnh vườn tuy không rộng, nhưng lại xanh mướt bầu, bí, mồng tơi, cam, chanh, chuối, mít…

Cả hai vợ chồng ông Nghệ đều là những người lính, đã tham gia chiến đấu trực tiếp tại quê nhà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hòa bình lập lại, ông Nghệ chuyển ngành và tiếp tục tham gia công tác tại địa phương, còn bà Chín ở lại trong quân ngũ, công tác tại Viện Quân y 268 cho đến ngày nghỉ theo chế độ.

Đều là nạn nhân chất độc da cam, nhưng điều may mắn với vợ chồng ông Nghệ là sức khỏe và tinh thần của hai vợ chồng ông vẫn chưa bị suy giảm trầm trọng. Còn sức là còn của, hai vợ chồng động viên nhau vượt qua mọi nhọc nhằn, làm việc, dựng nhà và nuôi con từ hai bàn tay trắng. May mắn lớn nhất của vợ chồng ông Nghệ là cả 3 người con (2 gái, một trai) được sinh ra đều bình thường. Đến nay, những người ấy đều đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định và có gia đình nhỏ của riêng mình.

Tuy vậy, điều không may với ông Nghệ là hơn 10 năm nay, di chứng của chất độc da cam đã khiến cho cả 2 con mắt ông không còn thấy gì được nữa. Trong mái ấm bình dị, hai vợ chồng ông Nghệ nương tựa vào nhau trong những năm tháng về già. Khi ông Nghệ bị hư mắt, bà Chín lại trở thành đôi mắt thứ hai của ông trong mọi sinh hoạt đời thường.

Ngày chúng tôi đến thăm, ông Nghệ cầm gậy tre dò dẫm như những ngày thường và được vợ dìu vào ngồi gọn gàng trên ghế. Biết trong đoàn có ông Nguyễn Văn Khanh, Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam là người từng nhiều năm lăn lộn, chiến đấu trên chính mảnh đất quê hương Phong Điền, ông Nghệ xúc động nắm chặt tay đồng đội, mãi ông Nghệ mới nói nên lời: “Cảm động quá! Quà của Trung ương Hội tặng, chúng tôi rất quý. Nhưng quý hơn vạn lần là nhờ có Hội chúng tôi lại được gặp đồng đội, được đồng đội sẻ chia và động viên vượt qua nỗi đau da cam này!”. Những giọt lệ từ đôi mắt mù của ông Nghệ cứ vậy tuôn trào, không ngăn được, khiến mọi người ai cũng rưng rưng.

Chia tay gia đình ông Nghệ, trong lòng tôi vẫn dâng trào những cung bậc cảm xúc rất khó tả. Trong ngôi nhà bình dị ấy vẫn ấm khói hương thờ cúng 4 liệt sĩ và 2 Bà mẹ Việt Nam anh hùng của 3 thế hệ trong gia đình. Khâm phục vợ chồng ông Nghệ - những nạn nhân chất độc da cam vượt qua chính mình, vượt khó vươn lên, tạo dựng được một cuộc sống ổn định, đầm ấm.

Bài, ảnh: Đỗ Linh Đan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tâm sự cùng đồng đội

Cứ mỗi dịp tháng 7 đến, ký ức về những ngày chiến đấu tại mảnh đất Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế lại ùa về...

Tâm sự cùng đồng đội
Bộ Tổng Tham mưu
Hỗ trợ xây dựng 5 nhà Đại đoàn kết, Nhà tình nghĩa

Ngày 21/6, tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, thừa ủy quyền của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban CHQS huyện Phú Lộc đã tổ chức khởi công, hỗ trợ kinh phí xây dựng 4 nhà Đại đoàn kết và 1 Nhà tình nghĩa” cho 5 gia đình tại huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ xây dựng 5 nhà Đại đoàn kết, Nhà tình nghĩa
Tác nghiệp trên sóng Trường Sa: Nước mắt và nụ cười

Thời gian chuyến tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa là 18 ngày, nhưng với tôi, cảm xúc trong trái tim mãi đầy theo năm tháng, khi đã được “chạm” vào thiêng liêng tiếng sóng; rưng rưng ngước lên Quốc kỳ hiên ngang tung bay, in vào sóng bóng hình đất nước; mang theo hình ảnh người lính kiên cường giữa trùng khơi, cất lên giọng hát hào hùng: “Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả…”

Tác nghiệp trên sóng Trường Sa Nước mắt và nụ cười
Return to top