ClockThứ Năm, 06/07/2023 15:21

Giúp trẻ em mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình

TTH - Hàng trăm trẻ em được nâng cao nhận thức và kiến thức về kỹ năng sống, kỹ năng chống bạo hành và xâm hại, các kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Các bậc phụ huynh cũng được trang bị các kiến thức về bình đẳng giới, kiến thức và kỹ năng liên quan đến chăm sóc và bảo vệ trẻ em, kỹ năng làm cha, mẹ, chống xâm hại tình dục trẻ em. Cha mẹ đã thực sự đồng hành, lắng nghe tiếng nói của trẻ. Đó là thành công của Dự án “Thực hiện các quyền được bảo vệ và sức khỏe sinh sản của trẻ em vùng đồng bào dân tộc huyện A Lưới” do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp tổ chức Adoptions centrum (AC) Thụy Điển thực hiện.

Đồng hành cùng trẻ em đồng bào dân tộc thiểu sốGần 80.000 trẻ em được giáo dục tài chính với Cha-Ching

leftcenterrightdel
Trẻ em trong CLB Quyền trẻ em xã Hồng Thượng (A Lưới) tìm hiểu về quyền trẻ em

Đến hẹn lại tới, 70 em bé từ tiểu học đến trung học cơ sở trong Câu lạc bộ (CLB) Quyền trẻ em thuộc dự án AC tài trợ xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới lại cùng nhau sinh hoạt, chơi các trò chơi bổ ích như vẽ tranh với chủ đề bảo vệ mội trường, rung chuông vàng... cùng tìm hiểu các nhóm quyền trẻ em.

Em Trần Duyên Như Ý, CLB Quyền trẻ em thuộc dự án AC tài trợ xã Quảng Nhâm chia sẻ: Sau khi được tham gia các hoạt động của dự án, các diễn đàn đối thoại, các cuộc thi, các buổi sinh hoạt định kỳ của CLB, các trò chơi liên quan tìm hiểu quyền trẻ em đã giúp bản thân em cũng như các bạn trong CLB biết được về Luật Trẻ em và được trải nghiệm, có thêm những kỹ năng về phòng tránh xâm hại trẻ em và cách sử dụng mạng xã hội an toàn cho trẻ em. Trước đây, em rất rụt rè trước đám đông nhưng giờ đây em có thể tự tin, mạnh dạn hơn.

Bà Hồ Thị Tanh, Chủ tịch Hội LHPN xã Quảng Nhâm cho biết: Hiện trên địa bàn xã có một CLB Quyền trẻ em và hai CLB cha mẹ thường xuyên sinh hoạt, trao đổi kiến thức để nuôi dạy con, đồng hành cùng con. Nếu trước đây cha mẹ nghĩ chỉ cần đi làm kiếm tiền lo cho con đi học, thì bây giờ tư duy của cha mẹ đã khác, họ sẵn sàng lắng nghe tiếng nói của trẻ, cùng đồng hành với con trong các hoạt động, tìm hiểu kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con tốt. Không những trẻ em được tìm hiểu kiến thức thực tế về quyền của trẻ em đối với sức khỏe sinh sản tình dục, giáo dục và bảo vệ trẻ khỏi bị bạo hành và xâm hại tình dục, các kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản tình dục và phòng, chống bạo hành trẻ em mà các bậc cha mẹ cũng cởi mở hơn đối với những vấn đề tế nhị, sẵn sàng chia sẻ, dạy con biết chăm sóc và bảo vệ bản thân trước các nguy cơ.

Ở xã Hồng Thượng (huyện A Lưới), từ khi tham gia hoạt động của dự án, các em đã không còn bỏ học giữa chừng. Dù hoàn cảnh nhiều gia đình còn khó khăn, nhưng các bậc cha mẹ đều hiểu được tầm quan trọng của kiến thức, của việc cho con họ đến trường.

Anh Hồ Văn Lứa, thôn A Rên, xã Hồng Thượng cho biết: Từ khi tham gia CLB cha mẹ, tôi đã được trang bị kiến thức về quyền trẻ em, biết được cách nói chuyện, làm bạn với con chứ không phải dạy con bằng đòn roi, quát mắng và áp đặt như trước. Bởi, các con cũng có quyền được giáo dục, bảo vệ khỏi bị ngược đãi và bạo hành và các con cũng có thể sẵn sàng tự tin lên tiếng.

Bà Trần Thị Kim Loan,  Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, Trưởng ban quản lý dự án cho biết: Các hoạt động của dự án tập trung vào nâng cao năng lực cho trẻ em, Hội LHPN và các cơ quan chức năng liên quan thực hiện quyền của họ đối với trẻ em, trong đó chú trọng việc bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị bạo hành, giảm thiểu rủi ro trong học đường, hiện tượng bỏ học và những quyền cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Qua 6 năm thực hiện dự án tại huyện A Lưới, không những trẻ em được mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, mà lãnh đạo và cán bộ hội phụ nữ trong vùng dự án có kiến thức chuyên sâu về quyền trẻ em và cải thiện các phương pháp làm việc để hỗ trợ cho cha mẹ và trẻ. Chính quyền địa phương cũng sẵn sàng tổ chức các diễn đàn lắng nghe trẻ em nói để trực tiếp trao đổi, lắng nghe, định hướng tương lai cho các em, chính nhờ vậy trong những năm qua, tỷ lệ kết hôn sớm ở ba xã vùng dự án là Hồng Vân, Hồng Thượng, Quảng Nhâm giảm rõ rệt.

Bài, ảnh: Thanh Thảo
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em

Không riêng Thừa Thiên Huế, hiện vẫn còn nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là các em thuộc gia đình nghèo còn thiếu thốn. Các em không có những phòng học khang trang, không có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.

Ưu tiên nguồn lực cải thiện điều kiện sống cho trẻ em
Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em

Bằng cách đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh giúp các thành viên Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao kiến thức Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và Công ước Quyền Trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; từ đó góp phần giáo dục toàn diện, tăng cường kỹ năng sống cho các em.

Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em
Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế

Sáng 8/6, Hội Người khuyết tật - Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình trao quà đến các trung tâm, cơ sở nuôi dạy trẻ em yếu thế trên địa bàn.

Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thế
Ươm mầm cho trẻ em yếu thế

Với sự hỗ trợ, đồng hành từ Hội Người khuyết tật - Bảo trợ Người Khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT - BT NKT&TMC) tỉnh, nhiều trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn đã được tiếp thêm niềm tin, động lực để học tập và vươn lên. ​

Ươm mầm cho trẻ em yếu thế
Triển khai chiến dịch uống vitamin A đợt 1 cho trẻ

Ngày 4/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết đã cấp phát gần 90.000 viên nang vitamin A đợt I/2024 từ nguồn hỗ trợ của tổ chức UNICEF. Trong đó, có 81.500 viên nang loại 200.000 IU, 8.000 viên nang loại 100.000 IU.

Triển khai chiến dịch uống vitamin A đợt 1 cho trẻ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top