ClockThứ Hai, 06/07/2015 15:25

Hà Nội thừa nhận nóng vội trong việc chặt hạ cây xanh

TTH.VN - Báo cáo trước các đại biểu HĐND, ông Vũ Hồng Khanh - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - cho biết, trong quá trình cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn vừa qua còn bộc lộ những tồn tại, thiếu sót; phương pháp, cách làm chưa phù hợp, có phần nóng vội, đơn giản. 

Ngày 6/7, HĐND TP Hà Nội khai mạc kỳ họp lần thứ 13. Nội dung báo cáo trước các đại biểu, ông Vũ Hồng Khanh - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - đề cập đến một số vấn đề liên quan đến việc cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố thời gian qua.

Theo ông Khanh, việc cải tạo, từng bước thay thế cây xanh trên địa bàn là việc làm thường xuyên, được thực hiện trên cơ sở các quy hoạch, kế hoạch theo quy định và đã đạt kết quả thiết thực, góp phần cải thiện môi trường, chỉnh trang đô thị. 

Hà Nội thừa nhận nóng vội trong việc chặt hạ cây xanh
Hàng xà cừ trên đường Nguyễn Trãi được chặt hạ để bảo đảm an toàn cho tuyến đường sắt (Ảnh: Nguyễn Dương)

“Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện vừa qua còn bộc lộ những tồn tại, thiếu sót. Cụ thể như phương pháp, cách làm chưa phù hợp, có phần nóng vội, đơn giản và còn chưa đánh giá kỹ những phản ánh, tác động đến xã hội. Ngoài ra, thông tin tuyên truyền chưa kịp thời và đẩy đủ, chưa tạo được sự đồng thuận trong xã hội”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.

Trước các đại biểu, ông Khanh cho biết, thời gian tới, Hà Nội sẽ tăng cường quản lý cây xanh đô thị, khắc phục những tồn tại, bất cập trong việc cải tạo, thay thế cây xanh đã chỉ rõ qua thanh tra.

Trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp về việc có đưa nội dung thay thế cây xanh ra chất vấn hay không, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Chủ tịch HĐND TP Hà Nội cho biết, hiện nay ban thư ký kỳ họp đang tập hợp tất cả ý kiến cử tri những vấn đề dân sinh bức xúc. “Việc có đưa vấn đề này ra chất vấn hay không phụ thuộc vào ý kiến cử tri, ý kiến đại biểu”, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội nói.

Trước kỳ họp thứ 13, HĐND TP Hà Nội cũng nhận được hàng loạt câu hỏi của cử tri yêu cầu làm rõ những vấn đề dân sinh bức xúc, trong đó cử tri các quận Thanh Xuân, Ba Đình, Đống Đa tiếp tục đề nghị làm rõ việc chặt hạ hàng loạt cây cổ thụ trên các trục đường thời gian qua.

Trả lời ý kiến cử tri trước kỳ họp, UBND TP Hà Nội cho biết, một số cây cổ thụ có đường kính lớn, tuổi đời cao nên đã bị sâu mục gốc, thân, rễ bị thối dễ đổ gãy trong mùa mưa bão. Đối với các cây này, Sở Xây dựng thường xuyên cho chăm sóc, cắt tỉa hợp lý, giằng chống khi gặp mưa bão để gìn giữ bảo tồn, nên các cây nguy hiểm được khảo sát để đốn hạ và thay thế.

Theo UBND TP Hà Nội, công tác chỉnh trang cây xanh bóng mát (thay thế cây không đúng chủng loại cây xanh đô thị, cây sâu mục, nghiêng gãy nhằm bảo đảm mỹ quan đô thị) trên các tuyến phố bằng nguồn vốn kinh tế sự nghiệp và theo hình thức xã hội hóa đang được UBND TP chỉ đạo triển khai trên một số tuyến phố trung tâm: Kim Mã, Nguyễn Thái Học… và một số địa điểm công cộng như khu vực vườn hoa quảng trường 19/8, trường THCS Trưng Vương, đường Hoàng Văn Thụ.

Cụ thể, về việc dịch chuyển, chặt hạ và chỉnh trang hệ thống cây xanh trên tuyến đường Nguyễn Trãi, UBND TP Hà Nội cho biết, Sở Xây dựng kiểm tra, rà soát, thay thế các cây không phù hợp chủng loại cây đô thị, các cây cong nghiêng đổ, sâu mục bằng các cây tương xứng, phù hợp với cảnh quan đô thị. Ngoài ra, việc làm trên còn kết hợp cắt tỉa các cành cây bảo đảm cho thi công các ga và tuyến đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông.

Bên cạnh việc dịch chuyển các cây xanh đô thị có kích thước vừa và nhỏ, thực hiện chặt hạ các cây cong nghiêng, sâu mục gây mất an toàn giao thông, cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị, Sở Xây dựng đã chỉ đạo trồng 78 cây lát hoa thay thế các cây chặt hạ trên vỉa hè hai bên trên tuyến đường Nguyễn Trãi (đoạn từ Ngã Tư Sở - ngã tư Khuất Duy Tiến).

Về việc dịch chuyển, chặt hạ cây trên dải phân cách phố Giảng Võ, UBND TP Hà Nội giải thích việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trên dải phân cách phố Giảng Võ để phục vụ thi công nhà chờ xe buýt nhanh BRT do Sở GTVT Hà Nội làm chủ đầu tư, sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Thế giới.

Quang Phong (Theo Dantri)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần lập hồ sơ công nhận địa điểm sông Hai Nhánh là di tích lịch sử cách mạng

Đọc được bài báo "Sông Hai Nhánh - dấu ấn hào hùng" của nhà báo Phạm Hữu Thu (đăng trên Báo Thừa Thiên Huế số: 9122 và 9123 ra các ngày 25, 26/4/2024), chúng tôi chợt nhớ mấy câu thơ trong trường ca “Mặt đường khát vọng" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Họ đã sống và chết, giản dị và bình tâm. Không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm nên đất nước”.

Cần lập hồ sơ công nhận địa điểm sông Hai Nhánh là di tích lịch sử cách mạng
CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP:
Một sự lựa chọn của lịch sử

Cách đây 40 năm, vào tháng 2/1984, Hội Khoa học Hoàng gia Vương quốc Anh tổ chức xét phong, bình chọn ra 10 vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại, trong đó Việt Nam tự hào có 2 vị được đưa vào danh sách này - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Một sự lựa chọn của lịch sử
Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo

Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” năm 2024.

Phát động các cuộc thi về biên giới, biển đảo
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa

TIN MỚI

Return to top