ClockThứ Bảy, 15/06/2024 14:50

Hạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu người

Có 15 người công tác trong ngành giáo dục được tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Họ "bén duyên" với việc hiến máu định kỳ bằng những câu chuyện khác nhau, nhưng tinh thần chia sẻ, cứu người vẫn luôn luôn thường trực, dù phải vượt quãng đường dài 60km để hiến máu khẩn cấp.

Hơn 200 cán bộ, chiến sĩ công an toàn tỉnh tham gia hiến máu tình nguyệnHiến máu tình nguyện của Trường đại học Y - Dược chiếm 40% nguồn máu tình nguyện cả tỉnh400 người tham gia hiến tóc tại ngày hội “Nón hồng xứ Huế” lần thứ 2

 

100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu đã cùng nhau có mặt tại Thủ đô Hà Nội dịp này để khởi động cho chuỗi hoạt động của chương trình Tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

100 đại biểu tham dự chương trình năm nay đã hiến tổng cộng 4.470 đơn vị máu, trong đó có 2 đại biểu hiến máu trên 100 lần. Đại biểu ít tuổi nhất là anh Nguyễn Thành Tài (22 tuổi, đến từ tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có tới 43 lần hiến máu, hiến tiểu cầu.

Trong số 100 đại biểu năm nay có 78 đại biểu nam, 22 đại biểu nữ, 14 đại biểu thuộc lực lượng vũ trang, 15 đại biểu thuộc ngành giáo dục và 5 đại biểu là nhân viên y tế.

Bên lề sự kiện, chia sẻ về câu chuyện đến với hiến máu tình nguyện, thầy giáo Lê Minh Phương (Trường Tiểu học Tân Thạch A, Châu Thành, Bến Tre) hóm hỉnh bảo: "Đó là một kỷ niệm rất đáng nhớ".

Vốn sợ kim tiêm từ bé, rất nhiều lần anh lấy can đảm để đi hiến máu, nhưng vẫn còn chần chừ. Lần gần nhất, cũng trong sự kiện vận động hiến máu tình nguyện, anh nhìn thấy một người bạn nữ, nhỏ bé, nhưng rất hồ hởi, tươi tỉnh sau khi hiến máu. 

Cười thì vì nỗi sợ của mình, anh bảo, mình là đàn ông khỏe mạnh, chẳng lẽ không thể làm được những điều ý nghĩa như cô bé kia. Lần đó, anh đã hiến máu thành công. Và đó cũng chính là lần đầu tiên giúp cho anh vượt qua cảm giác sợ hãi với kim tiêm. “Mình còn sức khỏe thì vẫn tiếp tục hiến đến khi nào các trung tâm huyết học không nhận máu của mình nữa thì thôi”, anh Phương dí dỏm cho biết.

Chặng đường xa nhất đi hiến máu khẩn cấp cứu người tới 60km, trong thời tiết mưa lớn là dấu ấn không quên trong hành trình hiến máu tình nguyện của anh Đào Nhật Khoa (giáo viên Trường THPT Ba Tơ, Quảng Ngãi). "Lúc ấy chỉ mong thuận lợi để hiến máu kịp thời cứu người bệnh, không nề hà gì xa xôi hay mưa gió", anh Khoa nói.

Khi bắt đầu tham gia hiến máu cho đến nay, anh nghĩ đó là công việc thầm lặng, không nghĩ tới ngày được tôn vinh. Anh bảo, chỉ cần có bệnh nhân cần máu, dù xa xôi tới đâu, miễn máu mình cho phù hợp, anh sẵn sàng lên đường.

Thuở còn sinh viên, cơ thể gầy gò, chị Nguyễn Thị Hòa lén bố mẹ đi hiến máu vì sợ người nhà lo lắng. Nhưng từ năm 2015, khi tham gia công tác Đoàn Thanh niên của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, chị Hòa hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của máu đối với người bệnh, từ đó thuyết phục được người thân trong gia đình.

Không chỉ là người hiến máu thường xuyên 4 lần/năm, chị Hòa còn là người trực tiếp chỉ đạo tổ chức các hoạt động hiến máu, quản lý và hoạt động cùng CLB Thanh niên vận động hiến máu tình nguyện của trường.

“Sau mỗi lần hiến máu, tôi thấy hạnh phúc vì được sống cho đi, có thêm một lần được cứu sống người khác, thêm một cơ hội bản thân được lan tỏa hành động nhỏ ý nghĩa tới cộng đồng”, chị Hòa chia sẻ. 

Chị Nguyễn Thị Miền (giáo viên Trường TH-THCS Hữu Sản, Bắc Quang, Hà Giang) đã bén duyên với hiến máu từ năm 2008.

Kỷ niệm đặc biệt trong suốt 16 năm tham gia hiến máu của chị Miền là năm 2023, Bệnh viện huyện Bắc Quang có nữ bệnh nhân bị xuất huyết và rất cần máu nhóm B để truyền. Sau khi nghe thông báo từ Hội đồng đội huyện Bắc Quang, chị Miền đã đi một mình bằng xe máy quãng đường gần 40km để hiến máu ngay trong đêm.

Sau khi hiến máu, trở về nhà cũng là gần 12 giờ đêm, hai con nhỏ của chị Miền đã ngủ say. Dù có đôi chút vất vả nhưng chị đã không nề hà, bởi chị biết rằng có một người sẽ được cứu sống và cũng sớm trở về nhà bên người thân giống như chị.

Năm 2009 khi còn là sinh viên, anh Trần Duy Phương (hiện là kế toán Trường Tiểu học Phong Phú A, Trà Vinh) từng hiến máu tình nguyện. Sau này, khi đi chăm sóc cha nằm viện và cần truyền máu, anh lại càng thấm thía ý nghĩa của việc hiến máu nên tham gia thường xuyên hơn.

Đặc biệt, đồng hành cùng anh trên hành trình thiện nguyện này có cả người vợ của mình. Bởi vậy, khi cả xã hội đang cách ly do Covid-19, anh chị vượt quãng đường từ Trà Vinh tới Cần Thơ để kịp thời hỗ trợ cho tình trạng thiếu máu cấp cứu, điều trị tại đây, dù về nhà chấp nhận cách ly, nhưng họ đều thấy hạnh phúc khi giúp đỡ được đồng bào trong lúc khó khăn. 

Tham gia hiến máu từ năm 2004 đến giờ, chị Nguyễn Bích Lan (giáo viên trường Tiểu học Xuân Hồng, Bù Đăng, Bình Phước) đã hiến máu 50 lần nhưng lần nào vẫn mang cảm xúc nguyên vẹn như lần đầu đi hiến máu: hồi hộp và háo hức.

Chị Lan cho biết, trong quá trình dạy kiến thức trên lớp, chị cũng luôn nói về giá trị của hoạt động hiến máu nhân đạo để các em học sinh biết sẻ chia với những người kém may mắn.

Những thầy, cô đã góp phần lan tỏa các thông tin về hiến máu tình nguyện, cho đi là còn mãi để giúp người bệnh cần máu điều trị và cấp cứu được nối dài sự sống. Những tấm gương của các thầy, cô giúp các em hình thành tính cách, sau này trưởng thành sẽ là người có ích, đóng góp những điều tích cực cho xã hội.

Theo nhandan.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng trường mầm non hạnh phúc

Ngày 18/10, tại Trường mầm non I, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị chuyên đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc – Lấy trẻ làm trung tâm”.

Xây dựng trường mầm non hạnh phúc
Chiều thu vàng

Từng dải mây lớn màu xám tro bắt đầu cuộn lên phía bên trái. Tương phản phía bên phải là sắc trời đang ngời lên màu vàng mơ. Nắng chiều nhạt dần, đèn trên cầu như những ngôi sao bắt đầu bật sáng, mọi người xuôi ngược trở về nhà.

Chiều thu vàng
“Mẹ đừng lo lắng!”

Có lần, khi tôi bế mẹ từ giường ra nhà tắm, đặt mẹ lên tấm xốp mềm để chuẩn bị tắm rửa cho mẹ, thấy mẹ có vẻ rất hoang mang.

“Mẹ đừng lo lắng ”
Y đức nơi tuyến đầu cứu người

Đến thăm ba của người bạn thân mới ra viện, tôi nghe ông kể, hôm ấy chú tự nhiên bị lăn ra ngất xỉu, người nhà đưa đi cấp cứu ở Khoa Cấp cứu đa khoa (CCĐK), Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế. Do vội quá không mang theo gì cả, kể cả tiền. Vậy mà ngay sau khi nhập viện, dù chưa có tiền, chú vẫn được chụp CT, chẩn đoán bị đột quỵ. Nhờ được cấp cứu giờ vàng, chỉ sau vài ngày nằm viện, chú được cứu sống trở lại bình thường, không để lại di chứng. May quá, nhờ khoa có những thay đổi so với trước, các quy chế của bệnh viện được áp dụng linh hoạt.

Y đức nơi tuyến đầu cứu người

TIN MỚI

Return to top