ClockThứ Năm, 30/05/2024 15:19

Hiệu quả từ nguồn vốn cho vay theo Chỉ thị 40

TTH - Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 và Kết luận số 06 ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện Phú Lộc đã thực sự đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả thiết thực.

Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05 và trao huy hiệu 40 năm tuổi ĐảngChỉ thị số 40: Trụ cột giảm nghèo ở A LướiChỉ thị 40 và sức mạnh từ sự đồng lòng - Bài 1: Luồng gió mới

 Người dân ở huyện Phú Lộc vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội để làm ăn, cải thiện đời sống

Ngồi trò chuyện với nhiều người dân ở huyện Phú Lộc, không ít người chia sẻ về câu chuyện vượt khó, cải thiện đời sống gia đình từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Ông Trần Chót, thôn Giang Chế, xã Giang Hải kể: “Nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho vợ chồng tôi nuôi vịt, nuôi cá, nuôi tôm nên mấy năm nay kinh tế gia đình khấm khá lên. Mỗi năm cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng, qua đó có thêm kinh tế nuôi 5 người con ăn học”. Còn ông Mai Phu, ở thôn Đông Hải, xã Lộc Trì chia sẻ: “Nhà tôi đã vay 4 lần với tổng số tiền 130 triệu đồng, cứ trả hết lại vay để tiếp tục làm ăn. Nhờ đó có nguồn vốn xoay sở sắm ngư cụ làm nghề. Từ sự hỗ trợ này, làm ăn dễ hơn, mỗi ngày cũng kiếm được 400.000 - 500.000 đồng”.

Từ năm 2015 đến nay, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Phú Lộc được bổ sung thêm thành viên là Chủ tịch UBND cấp xã. Chủ trương này đã góp phần nâng cao vai trò quản lý Nhà nước và khẳng định được trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp xã đối với hoạt động tín dụng chính sách tại cơ sở. Vì vậy, tại các xã, thị trấn, việc quản lý và thực hiện các chương trình tín dụng chính sách từ đây mang lại đạt hiệu quả cao hơn, mọi chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về tín dụng chính sách được nắm bắt và triển khai kịp thời đến người dân.

Ông Nguyễn Hữu, Chủ tịch UBND xã Giang Hải cho biết, điểm giao dịch định kỳ hằng tháng của NHCSXH tại xã được bố trí trong khuôn viên UBND xã và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nhân dân đến vay vốn, trả nợ. Điểm giao dịch có đầy đủ những nội dung và được công khai theo quy định. Các bảng biểu, thùng thư góp ý, đường dây nóng… treo nơi dễ nhìn, thuận tiện cho khách hàng theo dõi. Chính quyền địa phương chỉ đạo kịp thời Ban giảm nghèo xã và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thực hiện rà soát đối tượng vay vốn, thực hiện bình xét cho vay đúng đối tượng thụ hưởng, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, đặc biệt là nợ quá hạn. Xã Giang Hải đã phối hợp NHCSXH chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách kịp thời đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Trong năm 2023, đã phối hợp NHCSXH huyện giải ngân 339 lượt khách hàng vay vốn với tổng số tiền gần 16 tỷ đồng. Đến hết tháng 2/2024, tổng dư nợ ủy thác của NHCSXH tại xã Giang Hải là 29,3 tỷ đồng thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu Chiến binh, không có nợ quá hạn và nợ khoanh, từ đó góp phần cùng xã hoàn thành các tiêu chí để sớm công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Anh Nguyễn Nhật Toàn, cán bộ phụ trách tín dụng địa bàn ở Phú Lộc chia sẻ, qua trao đổi, nắm bắt thực tế, người dân tận dụng rất tốt nguồn vốn tín dụng chính sách. Khi nhận được nguồn vốn, họ tập trung đầu tư cải thiện sinh kế. Hầu như đời sống các gia đình đều được cải thiện khi họ sử dụng nguồn vốn này hiệu quả.

Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng hằng năm, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phú Lộc đã ưu tiên bố trí ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH huyện để thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Trong đó, ngay những ngày đầu năm 2024 đã chuyển sang NHCSXH huyện 2,5 tỷ đồng kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của bà con.

Bà Lê Thanh Bình, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện chia sẻ, hiện nay, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội cũng đã có mặt trên 17 xã, thị trấn, không có thôn, bản, tổ dân phố trắng tín dụng chính sách xã hội. Từ khi có Chỉ thị số 40, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp nhịp nhàng giữa NHCSXH và các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác thì nguồn vốn tín dụng chính sách đến gần với người dân hơn, nhờ đó chất lượng tín dụng trên địa bàn ngày một nâng lên.

Bài, ảnh: PHÚC HIẾU
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024

Sáng 21/11, lãnh đạo Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) thông tin, đơn vị đang tiến hành trao giải và giấy chứng nhận cho 100 khách hàng tiêu biểu đã đạt các tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do đơn vị phát động.

Khen thưởng 100 khách hàng sử dụng tiết kiệm điện năm 2024
Từ những mô hình hiệu quả

Với các mô hình “Con heo đất”, “Ngôi nhà xanh”, “Tiết kiệm tự nguyện”..., phong trào phụ nữ đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu ở TX. Hương Trà đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng động, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Từ những mô hình hiệu quả
Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07

Chiều 17/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, ngày 1/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát (KTGS), thi hành kỷ luật Đảng trong Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2026 (Đề án 07).

Triển khai giải pháp để thực hiện hiệu quả Đề án 07
Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

Công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng năng suất, giảm chi phí nhân công và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôi

TIN MỚI

Return to top