ClockThứ Ba, 16/08/2022 06:30

Hiệu quả từ xây dựng sơ đồ tư duy, báo cáo án bằng hình ảnh

TTH - Nghiên cứu, triển khai thực hiện số hóa hồ sơ vụ án, xây dựng sơ đồ tư duy (SĐTD), báo cáo án bằng hình ảnh (BCABHA) được đội ngũ kiểm sát viên (KSV) ở Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) 2 cấp triển khai áp dụng đối với các vụ án bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Tuyên truyền những vấn đề “nóng”, sát thực tếViện Kiểm sát Nhân dân tỉnh: Triển khai nhiều mô hình hiệu quả

Một vụ án hình sự báo cáo bằng sơ đồ tư duy áp dụng phần mềm chuyên dụng của Viện KSND tỉnh

Đột phá

Nhận thấy vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, trong quá trình điều tra bị can khai báo quanh co, không thừa nhận hành vi phạm tội nên KSV đã chủ động báo cáo lãnh đạo đơn vị lựa chọn vụ án để thực hiện số hóa hồ sơ vụ án nhằm công bố các tài liệu, chứng cứ ngay tại phiên tòa bằng SĐTD và BCABHA, đồng thời xét xử rút kinh nghiệm. Đó là việc hiện thực hóa kế hoạch công tác của Viện KSND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), thực hiện khâu công tác đột phá năm 2022 trong tổ chức phiên tòa hình sự được số hóa hồ sơ và rút kinh nghiệm xét xử sơ thẩm vụ án.

Vụ án được đưa ra liên quan đến tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” của 1 bị cáo được quy định tại Điều 249 BLHS 2015. Tại phiên tòa, bị cáo trong vụ án không thừa nhận hành vi phạm tội. Để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo trước Hội đồng xét xử (HĐXX) như cáo trạng đã truy tố, KSV xét hỏi làm rõ những tình tiết của vụ án, nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội của bị cáo và trình chiếu công khai nhiều hình ảnh, tài liệu, chứng cứ…

Bên cạnh đó, KSV trình bày luận tội với những phân tích, lập luận sắc bén nhằm làm rõ hành vi phạm tội của bị cáo, cùng với các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, từ đó khẳng định đủ cơ sở kết luận bị cáo phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và đề nghị hình phạt đối với bị cáo. Trên cơ sở đánh giá, phân tích tính chất, mức độ, hậu quả, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và diễn biến tại phiên tòa; các tài liệu, chứng cứ mà KSV công khai và đề nghị mức án, HĐXX TAND tỉnh đã tuyên phạt bị cáo mức án phù hợp với tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Không riêng gì Viện KSND tỉnh, từ đầu năm 2022 đến nay, tại Viện KSND 2 cấp, đội ngũ KSV đã thực hiện báo cáo gần 30 vụ án bằng SĐTD ở tất cả các lĩnh vực giải quyết án khác nhau về hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, lao động, hành chính. Để nâng cao hiệu quả báo cáo án bằng SĐTD, Viện KSND tỉnh đã tổ chức hướng dẫn các đơn vị ứng dụng các phần mềm hỗ trợ xây dựng sơ đồ tư duy, xử lý hình ảnh để phục vụ cho việc báo cáo án, từ đó lãnh đạo đơn vị dễ nắm bắt nội dung một cách dễ dàng hơn so với việc đọc hoặc nghe báo cáo bằng lời như trước đây.

Ứng dụng CNTT vào cải cách tư pháp

Theo KSV Nguyễn Hải Nam (Viện KSND tỉnh), việc số hóa hồ sơ vụ án bằng việc trình chiếu hình ảnh các tài liệu, chứng cứ kết hợp tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm nhằm mục đích nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử của KSV tại phiên tòa. Đồng thời, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số của ngành KSND tỉnh.

Việc xây dựng SĐTD đối với vụ án giúp cho KSV hệ thống được toàn bộ các thủ tục tố tụng, các tài liệu, chứng cứ, nắm chắc nội dung vụ án, vụ việc, từ đó có thể phát hiện các thiếu sót trong hồ sơ để kịp thời khắc phục, sửa chữa. Đồng thời, hỗ trợ tốt cho KSV trong việc báo cáo án, đề xuất quan điểm giải quyết vụ án đến lãnh đạo Viện. Thông qua các vụ án được báo cáo bằng SĐTD, đội ngũ KSV toàn tỉnh học hỏi được các kinh nghiệm về kỹ năng ứng dụng tin học vào công tác xây dựng báo cáo án bằng sơ đồ, rút ra kinh nghiệm trong việc sử dụng phần mềm nào, áp dụng phương án nào là phù hợp nhất đối với mỗi vụ án, học hỏi được những điểm mạnh của từng báo cáo để áp dụng và những điểm yếu trong từng báo cáo để rút kinh nghiệm.

Viện trưởng Viện KSND tỉnh Nguyễn Thanh Hải chia sẻ, chúng tôi yêu cầu đội ngũ lãnh đạo Viện KSND 2 cấp phải nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của ứng dụng CNTT trong cải cách tư pháp, xác định việc tăng cường ứng dụng CNTT, chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng, là bước đột phá trong hoạt động của ngành.

“Thời gian tới, chúng tôi yêu cầu các đơn vị tăng cường hơn nữa ứng dụng CNTT vào công tác nghiệp vụ, đảm bảo hiện có hiệu quả 100% phần mềm ứng dụng CNTT, tập trung áp dụng vào việc báo cáo án bằng hình ảnh hoặc sơ đồ tư duy. Trong đó, người đứng đầu phải phát huy trách nhiệm, tăng cường việc quản lý, kiểm tra chặt chẽ thường xuyên công tác này, phục vụ tốt cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc” - ông Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả

TIN MỚI

Return to top