ClockChủ Nhật, 16/07/2023 08:04

Hợp tác giáo dục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt-Mỹ

Mỹ là nước tiếp cận khoa học-công nghệ hàng đầu thế giới, là môi trường đào tạo lý tưởng cho các sinh viên, để họ có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức khi trở về Việt Nam.

Thủ tướng khẳng định quan hệ 2 nước Việt - Mỹ đang bước vào giai đoạn quả ngọtVietnam Airlines nhận giải thưởng VNPR Awards 2021 cho chiến dịch truyền thông đường bay MỹTân Đại sứ Mỹ gửi lời chào Việt Nam bằng tiếng ViệtQuan hệ Việt Nam – Mỹ: Từ hòa giải đến mối quan hệ về chất

leftcenterrightdel
Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN  

Trong chuyến thăm và làm việc mới đây tại Đại học Virginia, bang Virginia, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng đã có bài phát biểu trước các giáo sư và sinh viên của trường, trong đó nhấn mạnh hợp tác giáo dục là một trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ.

Ngoài ra, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng cũng có buổi làm việc với các giáo sư Đại học Virginia để trao đổi về các cơ hội thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Đại học Virginia và các cơ sở giáo dục của Việt Nam, nhất là các chương trình hợp tác đào tạo và trao đổi sinh viên giữa hai nước.

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Đại học Virginia là trường đại học công lập được thành lập vào năm 1819 bởi Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson, Tổng thống thứ ba và là tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. Đại học Virginia hiện là Đại học duy nhất của Mỹ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới.

Nhiều giáo sư người Việt và khoảng 170 sinh viên Việt Nam đang làm việc, học tập tại trường đại học này.

Giáo sư, Tiến sỹ Vật lý Phạm Quang Hưng đã giảng dạy tại Khoa Vật lý, Đại học Virginia từ năm 1982 đến nay.

Ông là người có công đầu trong việc xây dựng và phát triển chương trình Vật lý tiên tiến thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Đại học Huế trong 10 năm qua.

Theo Giáo sư Hưng, các giáo sư từ Đại học Virginia bắt đầu đến Huế giảng dạy chương trình vật lý tiên tiến từ năm 2008.

Chương trình hợp tác giảng dạy này vẫn kéo dài cho đến hiện nay và đã có hơn 180 sinh viên tốt nghiệp.

Các giáo sư tại Đại học Virginia đánh giá cao và rất hài lòng với các sinh viên Việt Nam. Họ thấy các sinh viên Việt Nam qua đây không những học giỏi, chăm chỉ mà còn rất năng động, một phẩm chất rất cần thiết trong lĩnh vực nghiên cứu.

Theo Phó Hiệu trưởng phụ trách về Quan hệ đối ngoại và các hoạt động quốc tế, phát triển tầm nhìn chiến lược của Đại học Virginia, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen D. Mull, ông rất muốn phát triển cơ hội hợp tác giữa Đại học Virginia và các trường đại học ở Việt Nam.

Tháng 1/2023, Đại học Virginia đã cử khoảng 20 sinh viên đến nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Họ lưu lại trong 2 tuần và rất vui mừng với những trải nghiệm mới, học được nhiều điều về những thách thức của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, họ cũng được người dân Việt Nam tiếp đón nồng nhiệt, được thưởng thức nhiều món ăn ngon.

Tháng 5 vừa qua, trường tiếp tục cử một nhóm sinh viên chuyên ngành kinh doanh đi thực tế tại Việt Nam trong 3 tuần.

Ông cho rằng có rất nhiều điều đang diễn ra ở Việt Nam thu hút sự quan tâm của các sinh viên và các chuyên gia nghiên cứu của trường. Do vậy, ông mong muốn tăng cường mối quan hệ giữa Đại học Virginia và các đối tác ở Việt Nam.

Cùng với các giáo sư người Việt đang giảng dạy tại Đại học Virginia, Tiến sĩ Toán học Đỗ Quang Yên mong muốn mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ sẽ phát triển tốt đẹp để ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập.

Mỹ là nước tiếp cận khoa học-công nghệ hàng đầu thế giới, là môi trường đào tạo lý tưởng cho các sinh viên, để họ có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức khi trở về Việt Nam.

Theo Tiến sỹ Yên, nước Mỹ có khả năng triển khai các ý tưởng công nghệ ra thành sản phẩm rất nhanh, là nước đi đầu về phát triển khoa học-công nghệ.

Hai sinh viên Việt Nam đang theo học tại đây là Phạm Hữu Lĩnh và Trần Thanh Nhân Đức cũng có chung ý kiến với Tiến sỹ Yên. Người Mỹ ngày nay đã có cái nhìn khác hơn về Việt Nam, thay vì hình ảnh chiến tranh, họ đã nhìn nhận về Việt Nam là một đất nước phát triển, với rất là nhiều cơ hội.

Cơ hội giao lưu văn hóa giữa sinh viên Mỹ với sinh viên Việt Nam cũng nhiều hơn, đó là một hướng đi rất bền vững cho tương lai của mối quan hệ Việt-Mỹ trong lĩnh vực giáo dục.

Theo cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (US-ABC) Ted Osius, hợp tác giáo dục thực sự quan trọng.

Ông đã dành nhiều sự quan tâm cho hợp tác giáo dục trong nhiệm kỳ công tác của mình tại Việt Nam. Theo đó, Việt Nam hiện có số lượng sinh viên đứng thứ 5 tại Mỹ, điều này mang lại nhiều lợi ích cho cả hai nước, trong đó có những lợi ích về kinh tế.

Ông Osius cho rằng khi sinh viên du học càng nhiều, hai nước càng hiểu nhau hơn.

Mối quan hệ giữa con người với con người bắt đầu từ giáo dục, điều này thực sự quan trọng và sẽ tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Học bằng... trải nghiệm

Nhiều năm nay, Trường mầm non Vĩnh Ninh là một điểm sáng giáo dục của thành phố Huế, với các hoạt động trải nghiệm được nhà trường đặc biệt coi trọng.

Học bằng  trải nghiệm

TIN MỚI

Return to top